Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Yến huyết và sự thật đổi sang màu đỏ của tổ yến

Là kết tinh từ nước dãi của loài chim hải yến, Tổ yến sào được phân thành nhiều loại, nhưng quý và giá trị nhất là yến huyết. Phàm thứ gì quý, đắt thì người ta rất kết, chẳng tiếc tiền để được sở hữu và chính điều này đã mở ra cơ hội trục lợi của những kẻ có tà tâm. Với những độc chiêu tung hứng, đưa đẩy tinh vi, phường gian đã khiến biết bao vị khách lắm tiền nhưng kém hiểu biết trở thành thiêu thân ngờ nghệch của mỹ từ "yến huyết".


Những ngộ nhận sai lầm của người dùng


Về mặt thực phẩm, Tổ yến sào được liệt vào nhóm cao lương mỹ vị, là 1 trong 8 món ăn nổi tiếng được gọi là bát trân, cùng với bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu... Cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, ghi rõ, chim yến hàng còn được gọi là hải yến, én biển, yến oa. Ngày xưa, chỉ có vua chúa mới được dùng loại yến huyết "Vua Minh Mạng và Tần Thủy Hoàng ăn yến thay cơm hằng ngày".

 Tổ yến bình thường đã quý như vậy, với tổ yến huyết, giá trị bổ dưỡng, quý hiếm được cổ nhân, người đời và trong các y văn ghi nhận "ác liệt" gấp nhiều lần. Tổ yến huyết có màu đỏ tươi, mép có viền trắng được xếp vào loại thượng hạng. Theo những người thợ sào chĩa, loại tổ yến này rất hiếm gặp, thường mỗi vụ thu hoạch chỉ được vài trăm tổ mà thôi. Dân gian lưu truyền rằng tổ yến huyết nên hình hài bởi do chim yến thổ huyết mà nên.

 Lại có không ít con buôn Tổ yến sào theo kiểu "chợ đen" ở Nha Trang râm ran rằng sau khi làm ra chiếc tổ đầu tiên, chưa kịp ở yên thì đôi yến hàng bị "chĩa tổ". Để có nơi ẩn thân, yến hàng phải nhả dãi tạo tổ mới và lại bị "bứng". Đến lần thứ 3, trong tình cảnh chẳng đặng đừng, đôi yến phải khạc dãi lẫn máu tạo tổ. Nên tổ yến huyết có màu đỏ và vô cùng bổ dưỡng! Thực tế mà chúng tôi ghi nhận, yến huyết bổ thì rất bổ nhưng không phải là do tinh huyết của loài chim yến mà ra, như lâu nay người ta đồn đãi và lầm tưởng vô tội vạ!

Theo các nhà khoa học và từ tâm tình của những người thợ sào chĩa, mới biết tổ yến có màu đỏ là do vách đá nơi chim yến làm tổ có nhiều oxyd sắt. Do có sự trao đổi chất nên tổ yến nguyên thủy từ màu trắng chuyển đỏ và chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Cũng nhờ vậy mà tổ yến huyết có màu đỏ bất thường và bổ dưỡng hơn các loại tổ yến khác.





Tràn lan dù mang mác hàng hiếm có


  Dù khác biệt về cách lý giải (khoa học và những người thợ sào chĩa khẳng định tổ yến huyết được tạo từ đá có nhiều chất sắt, dân gian lưu truyền yến huyết kết tinh từ tinh huyết của loài chim yến hàng) nhưng điểm chung là đông tây kim cổ đều ghi nhận yến huyết không phải hiếm mà là rất hiếm. 

Vấn đề ở chỗ hiện nay, mặt hàng "quý tộc" quý và hiếm này được bày bán bừa bãi, bán tràn lan, ai đó muốn mua bao nhiêu cũng có và được bán với đủ loại giá theo kiểu thượng vàng hạ cám! Và cũng vì yến huyết đắt nhất trong các loại tổ yến, mỗi ký lô nếu đúng chất lượng lên đến hơn 100 triệu đồng nên phường gian bày ra trăm mưu ngàn kế, bung bán yến huyết có nguồn gốc trời ơi và hậu quả là có nhiều, rất nhiều người sụp bẫy, vừa mất tiền vừa nạp độc chất vào người mà họ cứ ngỡ đó là… siêu biệt dược! Vấn đề ở chỗ "vàng trắng" vốn đã hiếm, tổ yến huyết còn hiếm gấp trăm lần vậy lấy ở đâu ra mà người ta bày bán tràn lan, mua lúc nào cũng có, mua bao nhiêu cũng được?!

Còn đó những bi kịch tiền mất tật mang


Tổ yến sào đã đi vào lịch sử ẩm thực từ lâu, được y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đánh giá cao về những tính năng bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho những người mới ốm dậy, người có thể trạng gầy yếu suy nhược, người cao tuổi, trẻ em bị suy dinh dưỡng. Tổ yến cũng được ghi nhận giúp tăng cường khí lực, chữa các bệnh về đường hô hấp, có lợi cho da, giúp tiêu hóa và giúp ăn ngon…. Tuy nhiên, không phải hễ tổ yến tốt thì ai dùng cũng tốt.

 Các lương y cho rằng tổ yến, bất kể đó là yến huyết thì người có phế vị hư nhược, đàm thấp và người bị bệnh nặng quá thì không nên dùng. Không dừng lại ở tổ yến, người ta tin rằng thịt chim yến hàng rất tốt, có người còn đánh tiếng sẵn sàng trả giá cao, có khi trả cả triệu đồng để được ăn thịt chim yến với suy nghĩ rằng chỉ riêng nước dãi của yến đã bổ như thế, thì hẳn là thịt xương của nó cũng rất dữ dằn, bổ gấp trăm gấp ngàn lần cái món nước dãi của nó.

Về điều này, Đông y cũng như các y văn cũng cảnh báo thịt chim yến "có độc" chứ chẳng phải bổ gấp trăm lần nước dãi như nhiều người lầm tưởng. Trong “Nam dược thần hiệu”, danh y Tuệ Tĩnh viết: "Yến nhục - thịt chim yến vị ngọt, tính bình, có độc, ăn nhiều thần khí mỏi mệt". Danh y Hải Thượng Lãn Ông ghi trong “Lĩnh Nam bản thảo”: "Yến nhục thường gọi thịt chim én/ Ngọt bình, ấm, độc, phải cho rành/ Chỉ chữa được trùng và mụn trĩ/ Ăn nhiều tổn trí mệt thần linh". Vậy đã rõ thịt chim yến và cái tổ yến huyết của nó - cái món bổ dưỡng ngày trước chỉ vua chúa được dùng mà lâu nay người ta vẫn u u minh minh, vẫn cứ tin nó là nước dãi có lẫn máu của loài chim yến hàng, bổ toàn tập.






Bởi nếu bổ và thần hiệu như thế thì lý giải sao chuyện Vua Minh Mạng, ông vua được ghi nhận chuyên dùng yến huyết "thọ" không quá tuổi 50?! Đáng sợ hơn, không ít người vì quá tin vào sự thần hiệu của tổ yến huyết mà khi lâm trọng bệnh, thay vì đến bệnh viện điều trị hoặc điều trị theo chỉ định hóa trị, xạ trị của bác sĩ chuyên khoa thì… nuôi hy vọng vào yến huyết. Ngờ đâu cơ thể vốn yếu ớt, ung lở không những không được chữa trị mà còn bị tiếp thêm độc chất vào người, để bệnh vốn nặng càng nặng thêm, để bệnh lẽ ra được chữa khỏi thì nay vô phương cứu chữa Từ thời vua chúa, Tổ yến sào được coi là món ăn cao lương mỹ vị, quý hiếm.

Qua thời gian, giá trị của Tổ yến sào ngày càng được chứng minh nhiều hơn không chỉ về mặt dinh dưỡng mà cả về mặt y học. Đặc biệt, tổ Yến huyết (được lầm tưởng là tổ yến có màu đỏ là do huyết của yến bị xổ ra trong quá trình làm tổ) đang là loại Tổ yến sào được săn lùng nhiều vì độ hiếm của nó và thói quen của người Việt ta là cái gì hiếm thì có giá trị cao. Theo các chuyên gia đầu ngành đến bây giờ vẫn chưa tìm ra cơ sở khoa học ở đâu chứng minh rằng tổ Yến màu đỏ là do máu (huyết) của chim Yến tạo thành hoặc do các thành phần khoáng chất trong đảo tạo thành. Bên cạnh đó cũng chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh giá trị dinh dưỡng của tổ Yến huyết cao hơn Yến trắng cả.

 Từ đó những kẻ buôn gian bán lận đã sử dụng nó để biến những tổ Yến trắng sang tổ màu đỏ có giá trị về mặt tiền bạc cao hơn. Bài nghiên cứu gây sốc này được công bố vào năm 2013 trên tạp chí uy tín Journal of Ethnophamacology. Quý khách xem link bài nghiên cứu trên Sciencedirect (Edible bird’s nests—How do the red ones get red?)

Vì đâu tổ yến chuyển sang màu đỏ


Trong bài nghiên cứu trên, tác giả đã thí nghiệm và tìm ra được nguyên nhân làm thay đổi màu tổ Yến chính là chất NaNO2 (sodium Nitrite), chất này có trong phân Yến với hàm lượng vừa phải, không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu để ở điều kiện bình thường thì phải mất hơn 2 năm mới có thể chuyển tổ Yến sang màu đỏ được, vì thế ngày xưa để có được 1 tổ Yến màu đỏ là rất khó. Vậy tại sao trong đảo lại có Yến Huyết, đó chính là vì trong đảo có những ngóc ngách kín khi, lâu ngày bị tích tụ NaNO2 dày đặc hơn. Lâu dần 1 số vị trí kín khí bên trong đảo, chất NaNO2 tác dụng hóa học với tổ Yến, làm tổ Yến đổi sang màu đỏ.  





Tổ Yến huyết – chiêu trò móc túi của tư thương


Tuy nhiên ngày nay để có được tổ Yến màu đỏ thì chỉ mất có 2 tuần ủ tổ Yến trong hầm phân hóa học (hầm phân hóa học có hàm lượng Sodium Nitrite cao gấp nhiều lần so với phân Yến, thêm với chất xúc tác là nhiệt độ 65oC và độ ẩm cao 95% để làm phản ứng hóa học xảy ra với tốc độ nhanh hơn). Các chuyên gia cho rằng việc đưa thông tin tổ Yến có màu đỏ là do huyết hoặc do các khoáng chất có trên các vách đá là thiếu cơ sở khoa học.

Nếu tỉnh táo khách hàng sẽ nhận ra được luận điệu rất vô lý ở đây. Trên thực tế đã có 1 số trường hợp bị ngộ độc với Yến huyết và được các báo chí cảnh báo thời gian gần đây. Điều này rất dễ hiểu vì chất NaNO2 chính là chất đất đèn độc hại, có thể gây ngộ độc, nếu cơ thể con người hấp thụ lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét