1. Yến tẩm đường đậm đặc (hoặc muối, chất tăng trọng)
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đa số các loại Tổ Yến bán tràn lan trên thị trường đều có tẩm đường đậm đặc. Mục đích của việc tẩm đường là để tăng trọng lượng, thông thường sẽ tăng lên khoảng 40% trọng lượng. Ví dụ bạn bỏ ra 4 triệu để mua 1 lạng Tổ Yến thì trong đó chỉ có khoảng 60% là Yến còn lại khoảng 40% là đường. Nghĩa là bạn đã bỏ ra khoảng 1,6 triệu để mua đường !!! Có nhiều nơi họ tẩm đường đậm đặc vào rồi giảm giá bán, khách hàng cứ nghĩ là đã mua được hàng giá rẻ nhưng thật ra lại là đắt hơn nếu tính toán đúng lượng yến bên trong. Hơn nữa, Tổ yến sào tẩm đường đậm đặc rất dễ thu hút các loại vi khuẩn tấn công và dễ bị ẩm mốc. Sản phẩm này tiềm ẩn nhiều bệnh tật, nhất là ung thư.Cách nhận biết:
+ Đối với Tổ Yến sạch nguyên chất: nếm thử ở bất kỳ chỗ nào cũng có vị nhạt như bún. Cảm giác khi cầm lên là miếng yến nhẹ, dễ vỡ, không dẻo (để ngoài không khí lâu ngày cũng không dẻo). Miếng yến sẽ cho ta cảm giác bẻ nhẹ cũng có thể gãy.
+ Đối với Tổ Yến tẩm đường (muối hoặc chất kết dính):
- Bẻ đôi và nhai thử 1 miếng lớn bằng 1 đốt ngón út sẽ nhận thấy tổ yến sào có vị rất ngọt (hoặc mặn). Thậm chí nhiều nơi cho đường nhiều đến nỗi, chỉ cần nếm mặt trước, mặt sau của tổ yến cũng đã thấy rất ngọt. Hoặc tổ yến sau khi ngâm vào nước, nếm thử nước đã dùng để ngâm cũng sẽ thấy rõ.
- Cảm giác khi cầm lên là cứng (cảm giác khó bể do bị phủ đường hoặc chất kết dính). Nếu để lâu ngoài không khí thì miếng yến đó trở nên dẻo và dễ chuyển thành màu đen do bị vi khuẩn tấn công. - Mặt yến tẩm đường đậm đặc thường óng ánh khi có đèn chiếu vào.
2.Huyết yến
Yến huyết giả thường có 3 loại sau:- Tẩm bằng phẩm màu thông thường -- > ngâm vào nước sẽ ra màu -- > dễ bị phát hiện
- Nhuộm bằng chất nhuộm công nghiệp -- > ngâm vào nước không ra màu -- > khó phát hiện.
- Dùng phản ứng hóa học để làm yến trắng chuyển thành màu đỏ, trong dân gian hay gọi là “ủ”. Tổ Yến được cho vào 1 hầm phân hữu cơ, trong đó có chứa NH3. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, phản ứng hóa học sẽ xảy ra và làm cho Tổ Yến biến thành màu đỏ. Ví dụ như rau, khi mang ra ngoài phơi rau sẽ biến thành màu vàng. Nghĩa là có biến đổi về màu sắc nhưng rau vẫn là rau, không có khác biệt gì nhiều về chất.
Tổ yến sào trong trường hợp này cũng chỉ có biến đổi về màu, còn chất vẫn không có gì đổi khác nhưng giá cả thì tăng lên nhiều lần. Hơn nữa khi ủ trong hầm phân hữu cơ Tổ Yến sẽ có nhiễm nitrit, nếu cơ thể hấp thụ nhiều nitrit sẽ có nguy cơ bị ung thư rất cao. Hiện nay yến huyết giá rẻ tràn lan trên thị trường.Thậm chí có nơi bán 1 hộp yến trắng mà tặng đến 2 tai yến huyết ! Các bạn nên suy nghĩ kỹ nếu đã bỏ tiền triệu ra mà lại mua phải chất độc hại vào cơ thể. Hãy là người tiêu dùng thông minh !!!
Cách nhận biết: Yến huyết thiên nhiên thật khi cầm lên ngửi có thơm mùi muối biển, khi ngâm rất lâu mới nở ra. Vì khoáng chất nhiều nên khi chưng cách thủy rất lâu thì mới chín (thường hơn 3 giờ).
3. Yến Tươi
Một số nơi không có đầy đủ thiết bị để sấy yến, họ kháo lên rằng yến tươi tốt hơn yến khô, điều này là không đúng. Vì mua yến tươi khó xác định được lượng nước bên trong nên khách hàng thường bị thiệt. Ngày nay cuộc chiến thông tin bùng nổ, có hai quan điểm trái chiều về yến đảo và yến nuôi như sau: - 1 số công ty lớn có sở hữu đảo liên tục truyền thông: Yến Đảo nhờ chắt lọc những khoáng chất từ đá, hưởng môi trường gió biển thổi vào và môi trường sống tự nhiên nên chất lượng tổ Yến đảo thì hơn hẳn Yến từ nhà.
- Còn những công ty nhỏ chỉ có thể sở hữu nhà gọi Yến thì một mực đưa ra những luận điểm phản bác lại ý kiến trên để hạ bệ tổ Yến đảo. Vậy sự thật là như thế nào? Đã có bài nghiên cứu nào khẳng định Yến nhà hay Yến đảo tốt hơn chưa hay chỉ là thông tin một chiều đến từ những công ty kinh doanh Yến Với những thắc mắc nêu trên, Mr.Hưng đã dày công đi tìm những bài nghiên cứu đã có những kết quả khảo sát đánh giá chất lượng so sánh giữa Yến nhà và Yến đảo để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn các bạn nhé!
Yến đảo tự nhiên còn yến nhà thì không?
Yến chất lượng. Có không ít người hiểu lầm rằng chim Yến về nhà nuôi tức là người nuôi Yến sẽ cho nó ăn và sản phẩm không còn tự nhiên nữa. Đây là hiểu lầm cực kì tai hại nhé mọi người, vì chúng tôi chỉ gọi Yến mà thôi chứ không thể cho chúng ăn nhân tạo được đâu!
Yến đảo có thực sự nhiều vi chất hơn không ?
Hoàn toàn không có. Nhưng có những bài nghiên cứu chính thống đã chứng minh vi chất có trong yến đảo và nhà hoàn toàn không khác nhau. Trong bài nghiên cứu “Differentiation between house and cave edible bird’s nests by chemometric analysis” của nhóm tác giả: Eng-Keng Seow, Baharudin Ibrahim, Syahidah Akmal Muhammad, Lam Hong Lee, Lai-Hoong Cheng. Được chính thức công bố trên tạp chí khoa học “Food Science and Technology” năm 2015. Đã chứng minh dựa trên các mẫu thử đạt chuẩn của họ rằng hàm lượng proteins và amino acids có trong Yến đảo và Yến nhà là hoàn toàn không có sự khác biệt rõ ràng.
Đây là một phát hiện to lớn đã được giấu kín trong bao nhiêu năm vì nó ảnh hưởng đến những công ty có thế lực vẫn đang thu được lợi nhuận lớn từ sự thiếu rõ ràng trong cái tên “Yến đảo”. Điều này cũng thật sự là dễ hiểu, vì chim Yến nhà cũng được dẫn dụ từ đảo về mà.
Tại sao tổ yến đảo bị đổi màu ?
Theo các báo cáo từ Trung Quốc (thị trường sử dụng Yến lớn nhất thế giới), … Các tổ Yến trong đảo, bị các kim loại nặng theo nước mưa chảy vào tổ làm tăng độ ẩm của tổ Yến và thúc đẩy làm cho tổ bị biến chất và đổi màu.” Tức bây giờ mình đã thấy Yến đảo dễ bị nhiễm bẩn hơn Yến nhà, lý do cực kì phù hợp có thể giải thích được mà không cần phải có bằng chứng khoa học phức tạp gì. Đó là ở đảo có quá nhiều ngóc ngách khó vệ sinh phân và các tạp chất bẩn trôi theo nước mưa ngấm vào tổ làm cho tổ bị biến chất và đổi màu.
Nguyên nhân tổ yến có màu đỏ thị trường vẫn gọi là “Yến Huyết”
Liệu có chắc chắn không đây? Yến đảo ơi Yến đảo! Bây giờ là thời đại khoa học, thời đại của sự rõ ràng trong lời ăn tiếng nói. Vì thế việc tung tin có lợi cho bản thân cần cẩn trọng và có dẫn chứng khoa học rõ ràng để xây dựng giá trị thông tin cho cộng đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét