Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

Bí quyết lựa chọn địa điểm xây dựng nhà yến thành công

Gần như 50% sự thành công của nhà yến đến từ vị trí bạn xây dựng nhà yến của mình. Chính vì vậy nên việc lựa chọn vị trí xây dựng nhà yến hợp lý là điều vô cùng quan trọng trong kỹ thuật nuôi yến trong nhà. Sau đây xin trình bày cho các bạn những nhân tố then chốt để chọn đúng vị trí nhà yến.
>> Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Cách chưng yến sào với đậu xanh đạt chuẩn 

1. Vị trí của nhà nuôi yến tốt

Chọn một khu đất thường xuyên có chim yến bay qua, tức là vị trí nhà yến bắt buộc phải nằm trên đường bay của chim yến. Vậy làm thế nào để biết được khu vực đó có nhiều chim yến hay không? Nếu có điều kiện thì bạn sử dụng máy thử chim để kiểm tra, hoặc nếu không có điều kiện thì có thể quan sát mỗi buổi chiều chim yến có bay về đó hay không. Lượng chim yến tại khu vực đó càng nhiều thì xác xuất thành công của bạn càng cao.
>> Xem thêm: Cách chưng yến sào với mật ong tốt nhất 

Cách thứ 1: quan sát bằng mắt thường: Hãy xem trong vòng bán kính từ 5-7km xung quanh khu vực bạn chọn, có nhà nuôi yến nào không, nếu có, nhà đó có chim yến không, nhà đó xây lâu chưa, có chim nhiều hay ít.

Cách thứ 2: Sử dụng một bộ thử đơn giản để gọi chim yến về. Chim yến rất thính tai, bình thường nó có thể bay rất cao trên mây, bạn nhìn không thấy một con nào, nhưng khi bật bộ thử lên, thì lại thấy nó xà xuống. Bạn thấy chim xà xuống, lượn vòng vòng quanh loa, thì đó chính là chim yến. Nếu số lượng chim yến về nhiều, bạn hoàn toàn có thể yên tâm làm, nếu số lượng quá ít, dưới 10 con, cần thử lâu hơn, và quyết định xây hay không, tùy thuộc vào mong muốn của bạn. Vậy bộ thử gồm những gì: 1 âm ly, 1 loa phóng, ( hoặc loa dụ), âm thanh tiếng chim yến
>> Để tìm hiểu về cách chưng yến sào hợp lí, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến cực hấp dẫn 

Cách thử: bật âm thanh chim yến vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Thời điểm lý tưởng : 8-9h sáng và 4-5h chiều.

Thời lượng thử: 30 phút – 1 tiếng/ lần, thường là nếu có chim, nó sẽ xà xuống ngay. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, phải bật cả ngày từ sáng tới chiều tối, rồi qua ngày hôm sau, mới thấy nó bay về.
>> Tổ yến chưng với lá dứa như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với lá dứa thanh mát 




Nơi xây nhà yến là khu vực có điều kiện địa lý, tự nhiên ưu đãi

Là vùng khí hậu ấm áp, nhiệt độ vào mùa đông không quá thấp. nhiệt độ môi trường thích hợp từ 22 – 35 độ C.Ở vùng khí hậu quanh năm ấm áp, chim sẽ sinh trưởng mộtcách thuận lợi, và đều đặn. Ở một số vùng khắc nghiệt, tốc độ tăng đàn cũng như sản lượng sẽ thấp hơn rất nhiều. Nếu là vùng lạnh quá <15 độ, ( ví dụ Hải Phòng, Nam Định…)

 vẫn có thể nuôi chim yến, nhưng vào mùa đông, chim non bị chết nhiều, số lượng chim giảm sút đáng kể vì lạnh, và không kiếm đủ thức ăn. Ở vùng thời tiết khô hạn, nắng nóng nhiều, thì nguồn thức ăn có thể không đủ, và khan hiếm, do ít cây cối. Dẫn tới tổ mỏng, hoặc là tần suất đẻ trứng sẽ ít lại.

Vị trí xây nhà yến

>> Mẹo chưng yến vừa nhanh vừa bổ, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với đường phèn đặc sắc 
Không nên ở vùng dân cư đông đúc, trường học, nhà cửa san sát. Vì khi số lượng đàn chim về nhiều, rất gây phiền nhiễu cho người dân xung quanh. Tiếng ồn gây khó chịu cho hàng xóm. Những khu vực đông đúc: thị trấn, thị xã, thành phố, nên tránh làm, tuy nhiên khu dân cư ở huyện, xã thì có thể làm, vì có nhiều mảng xanh, và nhà cửa cũng không quá san sát và được phép chăn nuôi. Nếu bạn muốn xây ở khu dân cư thì cũng nên tham khảo hàng xóm, họ có đồng ý hay không.

Khu dân cư phân lô, bán nền, cũng không nên chọn, đặc biệt là những khu cao cấp, vì những người vô ở đó, đa số họ thích yên tĩnh, mình ồn ào họ sẽ không thích. Còn những khu dân cư bình dân thì có khả năng vẫn nuôi được. Có những trường hợp đã xây xong nhà yến ở trong khu dân cư, mà khu đó không đồng ý, họ cắt điện cắt nước của nhà yến, và thế là nhà yến thất bại.

 Khu vực mà bị ô nhiễm môi trường cao, nhiều khu công nghiệp thì cũng nên hạn chế làm, vì chất lượng không khí ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến. Khu đang xây dựng quá nhiều các công trình lớn, trong thời gian dài, cũng không nên xây nhà yến tại đây, vì xe cộ chở vật tư ra vào liên tục, quá ồn ào, rất khó dụ chim.

 Hãy lựa chọn một vùng quê, ngoại ô, nơi giá đất tương đối rẻ, và chúng ta có thể mua một khoảnh đất rộng rãi để nuôi. Lý tưởng nhất là diện tích đất từ 10.000 m2 trở lên. Vị trí đặt nhà yến, phải là nơi có giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư xây dựng. Xe 5 tấn hoặc lớn hơn có thể tới tận nơi, nếu không, chi phí xây dựng của bạn sẽ bị đội lên cao.. Vì nhà yến, muốn lâu dài, phải xây bằng bê tông, cốt thép.
>> Xem thêm: Cách chưng yến với hạt sen, táo đỏ hợp lí 

 Vị trí nuôi yến, cũng nên là nơi có an ninh xã hội, người dân hiền hòa. Nếu không, bạn sẽ rất phải mệt mỏi trong quá trình nuôi yến, khi phải đối phó với những con người xấu, hoặc muốn gây bất lợi cho bạn. Vùng nuôi chim yến, nên chọn vùng đất có kết cấu địa tầng cứng cáp, tránh nơi vùng đất yếu, trũng, như vậy chúng ta sẽ giảm được chi phí khi xây dựng. Ví dụ với vùng đất trũng, yếu như cần giờ, chi phí để làm móng rất cao, tốn nhiều công sức và thời gian.

Tuy nhiên, đây là điều kiện tham khảo để tính chi phí, chứ không phải là điều nhất định phải theo. Xét về điều kiện phong thủy, bạn nên chọn một khu đất có địa thế cao ráo, vuông vức, đất đai màu mỡ, đi vào khu đất có cảm giác sinh khí, dễ chịu. Theo phong thủy, thì những khu đất như vậy mới có vượng khí, có hậu, làm ăn sinh sống đều phát triển. Tuy nhiên nếu bạn không tin phong thủy thì đây là một điều kiện để xem xét mà thôi.

2. Hướng nhà nuôi yến

>> Chưng yến sào bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến bằng nồi điện hợp lí 
Quan sát đường bay của chim yến thật kỹ lưỡng, bạn phải chắc chắn làm nhà theo hướng đón trọn đàn chim yến bay về mỗi chiều. Lỗ thu chim phải đặt đối diện đường bay của chim. Nếu trường hợp có nhiều đường bay thì nên chọn đường bay nào nhiều chim yến nhất.






3. Trục nhà nuôi yến


Nhà yến cần tránh hướng mặt trời mọc chiếu trực tiếp vào hai bên hông của nhà vì như vậy thì nhà yến sẽ bị nóng và cản trở sự làm tổ của chim yến. Như vậy nhà xây theo hướng Đông Tây sẽ thích hợp hơn nhà xây theo hướng Bắc Nam.

4. Điện – nước như thế nào ?


  Vị trí đặt nhà yến, cần có điện, nước sạch đầy đủ. Nguồn điện năng đủ công suất, sẽ góp phần thành công cho nhà yến. Nguồn nước cấp cần phải sạch, vì ảnh hưởng trực tiếp tới việc uống nước, tắm nước của chim. Bắt buộc nhà nuôi yến phải gần nguồn nước để chim yến đi uống nước và tìm thức ăn gần đó. Vì vậy đối với những địa điểm không gần nguồn nước thì rất khó để khai thác được lượng chim yến tại đó.

5. Khoảng cách từ nhà ở đến nhà yến


Điều này cũng khá quan trọng để bạn có thể thường xuyên đến thăm nom đàn yến. Việc ở cách xa nhà yến thì khi có sự cố sẽ khó khắc phục hơn. Do đó khoảng cách tối đa từ nhà yến của bạn đế chỗ bạn ở là trong vòng 2 tiếng đồng hồ đi xe. Âm thanh dẫn dụ là nhân tố quan trọng thứ hai sau vị trí nhà yến. Vì vậy các bạn phải lưu ý nhân tố này để tránh đầu tư sai. Ngoài ra còn nhiều nhân tố quyết định trong kỹ thuật nuôi yến mà quý bạn đọc cũng cần phải xem xét qua.

 Tuy nhiên, việc tham gia vào ngành nuôi yến trong nhà không phải ai cũng có thể thực hiện thành công. Do chủ quan và thiếu kinh nghiệm, nhiều người đã mắc phải sai lầm lớn và thất bại. Vậy những yếu tố nào là quyết định cho sự thành công của một nhà yến? Dưới đây là tư vấn của ông Nguyễn Hoài Nam, một chuyên gia thi công kỹ thuật nhà yến tại Bình Phước.

1. Chọn địa điểm hợp lí


Nguyên nhân của phần lớn thất bại trong nghề nuôi yến chính là do chọn không đúng địa điểm thích hợp để làm nhà nuôi yến. Tâm lý làm ăn theo phong trào chính là khởi nguồn cho sự thất bại này. Nhà yến phải được xây dựng tại các vùng không cách xa chỗ yến trú ngụ quá 5-8km, dưới đường chim bay, vùng chim kiếm mồi, không quá 800m so với mặt nước biển. Nhà nuôi yến khi xây dựng nên tránh hướng mặt trời mọc chiếu thẳng vào vách hai bên để đảm bảo nhiệt độ ổn định bên trong nhà.

Vì vậy, trước khi quyết định đầu tư xây dựng, cần khảo sát và tìm hiểu thật kỹ về lượng chim yến (thông thường khi thử chim có khoảng 100 – 150 cặp chim là có thể xây dựng thành công), hướng bay, khu vực kiếm ăn (có đồng ruộng, ao hồ, đồi núi), có thể nhờ các chuyên gia tư vấn và khảo sát bằng thiết bị dụ gọi chim để đưa ra quyết định chính xác nhất.

2. Tìm hiểu rõ tập quán sinh học của chim yến


Yến là loài rất nhạy cảm với môi trường sống xung quanh. Nếu không hiểu rõ những tập tính của yến sẽ dẫn đến việc tạo ra môi trường bên trong nhà nuôi yến không phù hợp về độ ẩm, nhiệt độ, mùi bầy đàn…; từ đó sẽ thất bại trong việc dẫn dụ và giữ chân bầy yến.

 Nơi ở của yến phải có ánh sáng đảm bảo từ mờ tối đến tối để tránh các loài thiên địch như cú mèo, cắt, diều hâu (khoảng 0,2 lux đến 1,10 lux), nhiệt độ không khí khoảng 15 – 28oC, độ ẩm từ 70-95% (tối ưu là 80%). Nếu khu vực đầu tư không có các điều kiện tự nhiên đảm bảo (quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc có những thời điểm thời tiết không phù hợp cho chim yến), thì khi xây dựng phải chọn phương án thiết kế và sử dụng vật liệu phù hợp.

3. Các yếu tố kỹ thuật khi xây dựng


  Thanh làm tổ: Gỗ làm tổ yến được xem như chiếc giường êm ái cho yến. Nhiều người ít quan tâm đến khâu này khi làm nhà yến, nhưng đây lại là khâu ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của nhà yến. Trước đây nhiều người sử dụng những loại gỗ tại địa phương để làm giảm chi phí như gỗ dừa, cây tràm, cây trâm, xoan... Thậm chí có người tự đỗ những tấm lam bằng xi măng, đá thiên nhiên. Tuy nhiên, bản chất của vấn đề là chim cần một vật liệu có mùi chim ưa thích, mặt gỗ mềm cho chim dễ làm tổ, trong khi đó đầu tư nhà yến là đầu tư lâu dài nên cần độ bền cao, dễ thi công… Âm thanh nhà yến:

Trong đầu tư nhà yến, âm thanh dụ yến quyết định đến 50% trong các yếu tố kỹ thuật để dẫn dụ chim thành công. Một âm thanh dẫn dụ hiệu quả là âm thanh thu hút được lượng đông đảo yến kéo đến xung quanh nhà và lôi kéo chúng bay vào bên trong nhà nuôi. Mỗi nơi thích hơp với một số loại âm thanh dẫn dụ riêng dựa theo vùng miền và vị trí nhà yến, cũng cần phải tính đến việc khu vực có nhiều nhà yến cạnh tranh hay không, hay đó là căn nhà đầu tiên của vùng đó.

 Hiện nay trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ chất lượng khác nhau, nhưng có 2 loại đáp ứng được những yêu cầu này và được nhiều công ty chuyên nghiệp sử dụng, đó là dùng Meranti nhập khẩu Malaysia, nguồn gốc từ cây Hopea và Shorea, và một loại thông đặc biệt của Việt Nam, xuất xứ từ vùng Tây Nguyên là thanh gỗ bạch tùng. Để biết được âm thanh nào phù hợp với nhà nuôi thì phải thử âm. Có rất nhiều âm thanh để bạn thử như: Super 208, Black Cloud, Super Intan,

SuperBabyKing, Baby King…tương ứng với các công dụng như âm dụ chim tới, âm dẫn vào nhà và khu vực làm tổ, âm ru kích thích chim kết đôi, làm tổ. Khử và tạo mùi thu hút: Mùi trong nhà yến cũng là một yếu tố quan trọng vì chim yến có khướu giác rất tốt. Căn cứ vào từng vùng và mật độ yến cũng như khả năng đầu tư ban đầu để sử dụng đúng loại mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn hợp lý để tạo môi trường thân thiện và làm cho yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Các hương tạo mùi cần được sử dụng thường xuyên trong nhà yến.

Hiện nay việc khử mùi nhà mới và tạo mùi thu hút có thể làm thủ công bằng cách dùng phân yến từ các nhà nuôi trước hoặc sử dụng các loại hóa chất như: hóa chất tạo mùi bầy đàn (Super Mutiara) và hóa chất kích thích làm tổ (Super Hormone) được bán trên thị trường vật tư ngành yến.






4. Xác định đầu tư lâu dài


Đầu tư nhà yến cần có thời gian khá dài để thu hút, dẫn dụ yến cũng như thời gian để yến thích nghi hoàn cảnh môi trường. Với những ai có tâm lý nôn nóng, yêu cầu kết quả nhanh chóng thì sẽ dẫn đến thất bại. Yến khá nhạy cảm với môi trường mới, việc thay đổi môi trường (sửa chữa nhà nuôi, ra vào thường xuyên để xem chừng hoặc khai thác tổ quá sớm trước 2 lứa chim) sẽ khiến bầy yến cảnh giác và kết quả là chúng sẽ bỏ đi nơi khác.

 Việc thiết kế và bố trí hệ thống loa trong nhà cũng rất quan trọng. Hệ thống phải được thiết kế sao cho sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm trong ngày và đêm. Đặc biệt việc bố trí hợp lý để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả nhưng phải tiết kiệm tối đa khi đầu tư. Tránh việc phải thay thế, điều chỉnh thường xuyên gây tốn kém và ảnh hưởng đến việc duy trì bầy đàn của yến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét