Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Tổ yến không chỉ có màu trắng? Bật mí cách bảo quản và nhận biết tổ yến sào bị hỏng

Tổ yến sào là một món ăn cao lương mỹ vị rất bổ dưỡng và thậm chí còn có tác dụng chữa bệnh. Tại Việt Nam, tổ yến sào được xếp vào hàng Bát Trân, có nghĩa là 8 món ăn quý nhất.


Màu sắc của tổ yến khá đa dạng


Không giống như quan niệm của nhiều người, tổ yến có nhiều màu sắc khác nhau. Có rất nhiều giải thuyết đưa ra để lý giải cho hiện tượng này. Theo dân gian Việt Nam, những con yến già hoặc khi thức ăn thiếu thì chúng phải sử dụng máu của mình hòa cùng với nước bọt để xây tổ.

uy nhiên, một số giải thuyết khác lại giải thích rằng do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn của yến khác nhau nên màu sắc của tổ yến khác nhau. Ngoài ra, cũng có thể do tổ yến màu trắng được làm trên các vách đá đỏ nên bị thấm nước rỉ ra từ khe đá, tạo thành màu đỏ của tổ yến.

 + Thứ nhất, tổ yến có màu đỏ tươi hay còn gọi là huyết yến. Đây là loại tổ yến có giá cao nhất vì màu sắc hiếm và nhu cầu sử dụng cao.

 + Thứ hai, tổ yến có màu cam hay còn gọi là hồng yến nhưng có thể thay đổi màu sắc từ màu vỏ cam chô đến màu lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá thành càng cao. Số lượng hồng yến và huyết yến chỉ chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thế giới.

 + Thứ ba, tổ yến có màu trắng ngà ngà hay còn gọi là bạch yến. Đây cũng là loại tổ yến thông dụng nhất trên thế giới




Chim yến không chỉ xây tổ ở trong hang hốc


Cũng giống như sự đa dạng của màu sắc, chim yến có thể lựa chọn khá nhiều vị trí để xây tổ, thậm chí là xây tổ ở trong nhà.   Tuy chim yến có thể xây tổ ở trong nhà nhưng chúng vẫn là chim hoang chứ không phải chim nuôi. Trong thực tế, bạn chỉ có thể dựa vào kỹ thuật xây dựng và thiết kế để dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ chứ không chỉ nuôi chúng ăn giống như nhiều loại vật khác. Việc nuôi yến đòi hỏi vốn đầu tư lớn cùng kỹ thuật cực kỳ phức tạp.

 Với những khó khăn như vậy, tổ yến hoang ở trong hang động vẫn được sử dụng nhiều hơn cả. Tổ yến trong hang động thường có hình dạng giống một cái chén, thân khá dày và chân cứng. Hình dạng này của tổ yến có thể bảo vệ tốt cho trứng hoặc chim yếu non. Tổ yến trong hang được tìm thấy nhiều nhất ở những nước Châu Á như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia...





Chỉ cần 3 bước cơ bản, nhưng hiệu quả lên tới 80%.


Thứ nhất, chọn nơi bạn cho rằng khô ráo nhất trong nhà , thỏa mãn các điều kiện về sự đối lưu không khí( có gió vào thì phải có gió ra), ánh sáng (ánh đèn sợi đốt và ánh nắng ) phải ở mức độ nhẹ, bạn có thể lấy nhiệt độ ánh sáng lúc 7h sáng để làm chuẩn. Tránh bảo quản Tổ Yến ở những nơi có độ ẩm cao (>10%),

 Thứ hai, sẽ có trường hợp các loại côn trùng và động vật làm nơi trú ẩn, và bạn biết chúng rất thích Tổ Yến mà, bởi vì độ ẩm khiến chúng tưởng đấy là nhà của mình. .

 Thứ ba, hãy bảo quản tổ trong hộp nhựa kín nhé. Với các loại vi khuẩn hiếu khí thì nên lót thêm giấy hút ẩm ở trong hộp vừa giảm va đập cho Tổ Yến vừa giảm vi khuẩn tạo mốc. Nếu bạn cẩn thận hơn nữa thì cho thêm vài gói hút ẩm Silica cho an toàn.

Nếu đã ngâm và sử dụng không hết, thì phải làm sao?


Để trả lời được câu hỏi này, điều đầu tiên bạn sẽ bạn sẽ phải biết, đó là cách làm sạch lông yến sào, sau đó Yến Vua sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn cách bảo quản tổ tổ yến sào , ở đây sẽ có một số thông tin bạn cần phải lưu ý:

  + Với tổ yến đã ngâm nở: Tiếp theo sẽ làm ráo nước và bỏ yến vào túi ni-lông khít miệng, bảo quản tủ lạnh ngăn đông( Freeze) . Nhưng, cũng chưa phải là kết thúc, bởi vì khi việc bảo quản lạnh là điều bất khả kháng đối với Yến tươi nên khi đưa vào tủ lạnh nhiệm vụ đầu tiên của bạn là phải dọn dẹp thật sạch tủ, tránh để cùng với các loại thức ăn tươi sống, có mùi lâu ngày và điển hình là thức ăn đã chín. Vì sẽ tạo điều kiện sản sinh ra các loại vi khuẩn mà bạn sẽ không muốn nghĩ tới đâu, chúng sẽ làm cho Yến tươi cực kỳ nhanh hỏng.

  + Với tổ yến đã chế biến thành món ăn: Khi đã chế biến thành món ăn, thời gian lưu trữ sẽ tùy thuộc vào từng loại thực phẩm chế biến cùng với tổ yến. Mỗi một loại thực phẩm lại có khả năng lưu trữ khác nhau.

Do vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ thời hạn bảo quản của từng loại thực phẩm, tránh trường hợp chất lượng tổ yến sào bị ảnh hưởng do biến đổi của những thực phẩm được chế biến kèm. Lời khuyên: tổ yến đã chế biến chỉ nên để từ 2-3 ngày.  





Căn cứ vào đâu để biết Tổ Yến đã hư hỏng?


Trong trường hợp tổ yến để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách, tổ yếu sẽ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và sự oxy hóa. Lúc này, tổ yến có vẻ hơi mềm, bụi bẩn và hơi bị ẩm mốc.

  Lưu ý: Sẽ có 2 hình thức sấy Yến nếu bạn bị rơi vào hoàn cảnh bắt buộc phải bảo quản, đó là sấy lạnh và sấy khô. Yến Vua sẽ chia sẻ cách sấy khô như sau: nếu bạn có đủ trang thiết bị để sấy khô thì nhiệt độ lý tưởng sẽ là 37 độ / sấy trong 36 tiếng. Với mức nhiệt này Yến sẽ giữ được 99% thành phần dinh dưỡng, độ ẩm <3% và điều đặc biệt là Yến sẽ không bị cháy do nhiệt.

 Ngoài ra, nếu bề mặt tổ yến đã chuyển sang màu đen đồng nghĩa rằng tổ yến đã bị ăn mòn bởi vi khuẩn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng. Lúc này tổ yến không thể dùng được nữa, đừng tiếc nếu như bạn không muốn bị Ung Thư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét