Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

Thời gian và số lần và phương pháp thu hoạch tổ yến

Mùa vụ thu hoạch tổ yến bắt đầu khi tổ yến ở tình trạng cho phép được bật (bóc) nó ra. Điều này liên quan đến một số tác nhân: mùa vụ, tình trạng chim yến, chất lượng tổ yến.

Thời gian và số lần thu hoạch tổ yến


  • Mùa vụ thu hoạch tổ yến bắt đầu khi tổ yến ở tình trạng cho phép được bật (bóc) nó ra. Điều này liên quan đến một số tác nhân: mùa vụ, tình trạng chim yến, chất lượng tổ yến.
  • Để thực hiện được điều này cần thiết phải có phương pháp, phải chi tiết và chắc chắn thì mùa vụ thu hoạch đó mới đạt được số lượng tổ nhiều nhất.
  • Nếu làm sai, sẽ dẫn đến hậu quả phá hủy phân bố trong nhà yến và làm đàn chim yến tách dạt ra, có thể chim yến sẽ cảm thấy mất yên tĩnh và rời chỗ. Để tránh trường hợp này, chủ nhà nuôi chim yến cần thiết phải nắm được kỹ thuật và thời gian thao tác.




Một số cách thu hoạch tổ yến đúng

1/ Thu hoạch 4 lần trong năm:

Phương pháp thu hoạch này thường thực hiện cho trường hợp chim đã thích thú ở trong nhà này với mật độ cư trú dày và đã ở khá lâu trong ngôi nhà đó.

  a/ Thu hoạch lần đầu: Tiến hành khi tổ đã làm xong, sẵn sàng được dùng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Khi lấy tổ đi chim bắt buộc và ngay lập tức làm tổ lại với tốc độ nhanh, có thể chỉ trong vòng 1 tháng. Phương pháp thu hoạch này được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ).

  b/Thu hoạch lần hai: Thực hiện lấy tổ (bật tổ) khi chim đã làm xong tổ và đẻ xong 2 quả trứng. Lấy trứng đi, rồi bật tổ ra. Tiếp tục, chim sẽ làm lại tổ và đẻ trứng. Phương pháp thứ 2 này sẽ không làm khi trứng mới chỉ 1 quả. Phương pháp thu hoạch này gọi là phương pháp loại bỏ trứng.

  c/Thu hoạch lần thứ ba và lần thứ 4 giống như lần thứ 2: Cái lợi của phương pháp thu hoạch 4 lần trong 1 năm là thời gian thu hoạch nhanh, chất lượng tổ yến tốt, và tổng sản phẩm tổ yến trong 1 năm nhiều hơn. Nhược điểm của phương pháp này là không bảo quản và gìn giữ tốt đàn yến, vì đàn yến không kịp phục hồi lại.

Nếu cứ thực hiện liên tục, tổng số đàn chim yến sẽ giảm, và lâu dài chim sẽ cảm thấy mất yên tĩnh, bởi vì chim có bản năng của loài là tự phòng vệ. Kết quả là chim sẽ tìm chỗ mới yên tĩnh hơn. Mặt khác, tổ chim đần dần nhỏ và mỏng hơn, bởi vì sự sản xuất nước bọt không đủ khả năng cân bằng và không chế tiết kịp với thời gian làm tổ.

2/ Thu hoạch 3 lần trong 1 năm:


  Phương pháp thu hoạch này thực hiện một cách nhàn nhã hơn, vì đã có sự chú ý đến phát triển quần đàn yến. Trong một năm cũng lấy tổ 3 lần.

   a/ Thu hoạch lần 1: Thực hiện theo phương pháp để cho chim tự ấp nở, chỉ lấy tổ khi trứng đã nở và chim con có thể bay ra tự mình kiếm ăn. Thông thường tổ yến được thu hoạch theo cách này có chất lượng không tốt lắm, màu tổ đã thay đổi, trở nên tối sẫm, và tổ lấy ra xong có thể nhanh chóng chuyển thành đen, nhưng từ sau thời kỳ này quần đàn cư ngụ trong nhà yến sẽ có hy vọng tăng lên nhiều hơn vì nhiều chim con được nở ra tại đây.

  b/Thu hoạch lần 2:Thực hiện theo phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Tổ yến được lấy lúc tổ đã làm xong nhưng chưa có trứng. Tiến hành thăm trứng vào mùa chim làm tổ phát đạt nhất. Phương pháp này nhằm mục đích kích thích chim làm tổ tiếp trong một thời gian ngắn nhất. Với cách kích thích này chim sẽ sản xuất và tiết nhiều nước bọt hơn để trong thời gian 40 ngày tổ sẽ làm xong. Ta quan sát thấy chất lượng mùa vụ thu hoạch lần 2 tốt hơn lần đầu, tổ yến trắng hơn bởi vì chưa trộn lẫn các thứ bẩn của chim con nhưng tai tổ nhẹ và kích thước nhỏ hơn.

  c/Thu hoạch lần 3: Thực hiện với phương pháp loại bỏ trứng. Tổ chim đã nhận được 2 trứng nhưng chưa nờ. Trứng sẽ bị loại bỏ hoặc vứt đi, chất lượng và tai tổ tốt hơn so với lần thu hoạch đầu và thứ 2, tuy nhiên hình dáng tổ chưa hoàn chỉnh. Làm tốt hệ thống thu hoạch ba lần trong một năm sẽ dẫn đến các điều sau đây:
  • Với phương pháp cho chim tự ấp nở ở lần thu hoạch 1, nhiều trứng được nở thành chim con, thay thế cho các chim yến già đã chuyển đi hoặc bị chết (khoảng 15 – 17% năm), như vậy đàn yến trong nhà sẽ được phục hồi.
  • Sự sắp xếp việc thu hoạch lần 1 theo cách trên trong toàn bộ các mùa thu hoạch của năm sẽ làm cho quần đàn yến trong nhà tăng nhiều lên, bởi vì số lượng chim già chuyển đi hoặc bị chết ít hơn so tỷ lệ với tổng số chim yến con mới nở.
  • Các trứng bị loại bỏ sau lần thu hoạch thứ 3 có thể được sử dụng để tăng quần đàn yến bằng 2 cách ấp nở như đã trình bày.
Tuy nhiên, với phương pháp thu hoạch 3 lần này đòi hỏi nhà nuôi chim yến phải hết sức chính xác, cẩn thận, nhất là phải chú ý đến mùa vụ. Hợn nữa thu hoạch lần 1 phải vào đầu mùa mưa, bởi vì vào mùa mưa các thức ăn thiên nhiên rất phong phú, sẵn sàng cung cấp cho chim con mới nở. Cần chú ý đặc điểm thời tiết của từng địa phương, vì điều này có quan hệ với sự nẩy nở sâu bọ là thức ăn của chim yến.

Thường thì đỉnh phát triển sâu ở sau đỉnh mưa khoảng 15 ngày đến 1 tháng. Ví dụ ở Khánh Hòa vào mùa khô (tháng 1 – 4) số lượng côn trùng thu được thấp, còn mùa mưa (tháng 9-12) lượng côn trùng thu được khá cao, và vào tháng năm đến tháng 8 cũng có một đỉnh mưa nhỏ nên lúc này lượng côn trùng cũng có sự giao động tăng giảm đôi chút. Gần như phù hợp với đặc điểm mùa vụ đó, trong tự nhiên loài chim yến đẻ trứng tập trung vào giữa tháng 4, chim con được nở ra tập trung vào giữa tháng 5, chim non rời tổ vào khoảng giữa tháng 6 đến đầu tháng 7(NQP).

 Chính vì các điều trên nhà nuôi chim yến hàng cần lập kế hoạch chính xác về lần thu hoạch “cho chim tự ấp nở” để chim con có đủ thức ăn, mặc dù chất lượng sản phẩm tổ yến trong cả năm có sự khác nhau.





3/ Thu hoạch 2 lần trong một năm:

Thu hoạch yến theo cách này phải hết sức chính xác, và thường dùng cho loại nhà chim yến mới xây, hoặc còn cần thiết nhân rộng quần đàn. Thực hiện theo cách cứ 6 tháng thu hoạch 1 lần. Đa số người nuôi chim sau khi thu hoạch lần đầu tốt cứ muốn thu hoạch thêm lần thứ 2, nhưng cần phải để trứng nở thành chim con và chờ cho nó biết bay đi kiếm mồi. Mặc dù hình dáng tổ hoàn chỉnh, nhưng chất lượng sản phẩm của mùa vụ thu hoạch lần 2 rất kém, màu tổ đen, bẩn, có giá trị thấp

 Nếu thu hoạch thực hiện theo phương pháp thu hoạch cưỡng đoạt mà không lập kế hoạch và ghi lại các ý định chính xác thì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, làm giảm giá trị sản phẩm và cuộc sống tiếp tục của chim tại đây. Vì vậy, chủ hãng nuôi chim cần phải thực hiện một phương pháp thu hoạch chính xác, vạch ra một chương trình lý tưởng. Chương trình lý tưởng này phải phù hợp, ví dụ, mùa vụ thu hoạch cần có quan hệ với việc cho chim tự ấp nở, điều kiện của ngôi nhà, điều kiện sống và v.v…

Phương pháp và chương trình thu hoạch tổ yến lý tưởng nhất


Tổng lợi nhuận của mùa vụ tính trong cả một năm. Không gây hại hoặc làm kém đi mùa thu hoạch tới, có thể đủ cho các vụ thu hoạch tiếp theo của cả năm và cố gắng không đụng chạm nhiều để ảnh hưởng trực tiếp đến chim.
  • Tạo các cơ hội và điều kiện đầy đủ nhất để chim yến phát triển, và quần đàn không giảm sút. Làm sao tăng các thế hệ và cho chim tự ấp nở nhiều hơn khi thấy quần đàn chim yến bị giảm.
  • Tính toán đến mối quan hệ giữa mùa khô ráo và mùa mưa vì chim con được nở ra phải vào lúc thức ăn thiên nhiên phong phú, có sẵn. Điều này hết sức quan trọng để chim yến hàng sinh sống.
Trên cơ sở đánh giá một cách tổng hợp về các phương pháp thu hoạch, mùa vụ tự nhiên, điều kiện môi trường, chất lượng tổ yến… có thể gợi ý một phương pháp thu hoạch lý tưởng như dưới đây:

1. Thu hoạch lần đầu với cách cưỡng đoạt.


  • Thu hoạch tổ yến thích hợp khi chim đã làm gần xong tổ, nhưng chưa đẻ trứng. Tốt nhất là thực hiện vào khoảng 10 ngày trước khi đánh giá được là chim yến sẽ đẻ trứng, như vậy sẽ đủ cơ hội để chim làm tổ lại một cách nhanh chóng.
  • Nếu thời gian lấy trứng sát vào ngày chim đẻ trứng thì chim sẽ cảm thấy lo lắng. Nhìn chung với phương pháp này hình dáng tổ kém hoàn chỉnh và mỏng.

2. Thu hoạch lần 2 với phương pháp loại bỏ trứng.


  • Nghĩa là chờ cho chim đẻ xong 2 quả trứng nhưng chưa ấp, khoảng 2-3 tháng sau khi tổ chim bất đầu làm. Không nên thực hiện phương pháp loại bỏ trứng khi trong tổ mới có 1 quả trứng, điều này có thể làm chim yến kinh hãi và có thể sẽ bỏ đi chỗ khác.
  • Với phương pháp này, trứng loại ra có thể sử dụng để tăng quần đàn chim, bằng cách ký gửi trứng của nó vào tổ chim yến để chim này ấp hộ, hoặc bán cho những người yêu cầu hoặc ấp nở nhân tạo.
Để việc thu hoạch trứng một cách có hiệu quả , ta cần sử dụng dụng cụ kiểm tra (gương soi có cần dài). Với dụng cụ này không cần chạm vào trứng vẫn đếm được số lượng trứng có trong mỗi tổ. Chất lượng của mùa thu hoạch này khá tốt, hình dáng tổ hoàn chỉnh và dầy.

3. Thu hoạch lần 3 với phương pháp loại bỏ trứng

4. Thu hoạch lần 4 với phương pháp cho chim tự ấp nở trứng


  • Sẽ xẩy ra sau khí chim con có thể tự bay đi kiếm mồi, vào lúc chim con được khoảng 45 ngày tuổi. Với cách thu hoạch muộn này chất lượng tổ yến kém, hình dạng đã bắt đầu hư hỏng, nhiều chất bẩn, lông, vỏ trứng và các thứ khác.
  • Phương pháp thu hoạch này thích hợp vào đầu mùa mưa, bởi vì đó là mùa có nhiều và sẵn thức ăn thiên nhiên, cung cấp đầy đủ cho chim con lớn lên bình thường.
  • Điều này có lợi cho phát triển quần đàn yến. Người nuôi chim yến cần bố trí cho mình một kế hoạch khai thác thu hoạch tổ yến phù hợp với đặc trưng về khí hậu và sinh học chim của từng vùng thì mới có thể vừa nhận được sản lượng cao chất lượng tốt mà qũần đàn yến lại phát triển. Phải tính đến đặc điểm của chim yến hàng Việt Nam là sinh sản theo mùa, còn của Indonesia là sinh sản quanh năm.



khi thu hoạch tổ yến cần lưu ý điều gì ?

 

1. Thời gian thu hoạch

Thời gian chính xác nhất để thu hoạch tổ chim là 9h00- 16h00, đó là lúc chim đi kiếm mồi. Nếu thu hoạch thực hiện xong vào lúc chim sẽ đi vào ngăn chuồng hoặc ở chỗ nghỉ phía ngoài thì chim sẽ tản ra rồi dời đến chỗ khác, nơi cảm thấy an toàn hơn. Nghiêm cấm tiến hành thu hoạch hoặc đến gần chim vào ban đêm, điều này có thể làm xáo trộn cuộc sống của chim.

2.Thời gian và mật độ lấy tổ

Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý, làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại chỗ ban đầu.

3. Loại bỏ địch hại trong thời điểm thu hoạch

Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố địch hại đối với chim, làm sao để sản phẩm không bị thất thoát.

4. Các thao tác cần thiết khi thu hoạch

Để cho tổ chim yến không bị gãy, tổn thương thì trước khi lấy tổ đi phải phun nước trước, xung quanh chỗ tổ gắn vào xà gỗ. Tiếp đến dùng dao mỏng để gạt hớt nó. Khi làm không cẩn thận tổ yến sẽ bị gãy vụn và kém giá trị.

Cách nuôi chim yến trong nhà yến và một số thông tin về yến tinh chế

Sau quá trình dùng chim mồi và các biện pháp khác để dẫn dụ chim yến về nhà nhân tạo cho Yến, yến đã bắt đầu quen với môi trường mới thì lúc này ta không nên tác động nhiều đến "ngôi nhà" của chúng.



Kể từ khi bắt đầu tồn tại chim yến trong nhà nuôi, việc chăm sóc và nuôi chim yến trong nhà rất dễ dàng, bởi vì chúng ta không thực sự cần dụ chim mồi và chim yến nữa. Cho tới lúc chim yến đã quen và muốn làm tổ ở trong nhà nuôi, thì sau đó không nên làm rối loạn điều kiện của ngôi nhà đó. Để nhận được tổ yến tốt về mặt chất lượng và số lượng, cần quản lý và chăm sóc cẩn thận với hy vọng ngôi nhà đó chim muốn ở. Chúng ta cố gắng bảo đảm các điều sau đây:




Chú ý đến mật độ chim yến


  • Tổ chức sắp xếp và phòng vệ ngôi nhà tốt đến mức có thể.
  • Phải để ý đến tình trạng phân bố của chim ở trong nhà, làm sao để cho mật độ chim không cao quá, bởi vì như thế nhiều tổ sẽ dính sát lẫn nhau và hình dạng tổ không hoàn chỉnh.

Cung cấp bổ sung thức ăn trong mùa khô ráo


  • Vào mùa khô các nguồn thức ăn để chim sử dụng thường rất ít. Điều này gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chim.
  • Chất lượng thức ăn mà chim nhận được mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm nước bọt. Như vậy bằng phương pháp không trực tiếp, thức ăn đã ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến, màu sắc và hình dạng.
  • Trong mùa khô chim yến cần được cung cấp thêm thức ăn tăng cường, loại giống như côn trùng bay, mà chúng sống trên cây hoặc trong đất như ruồi, muỗi, kiến cánh, rận rệp, mối… Các côn trùng này chứa nhiều vitamin, chất khoáng, protein… cần cho cuộc sống của chim. Thức ăn thường được cho vào buổi chiều.
 

Cần dọn sạch sẽ và loại bỏ địch hại.


Sự tấn công của các địch hại của chim yến như chuột, dán, sâu bọ ...sẽ làm chim yến thấy mất yên tĩnh, không an toàn và tổ yến sản xuất ra cũng thường bị hư hỏng.






Thu hoạch tổ yến tốt nhất


Thực hiện thật tốt phương pháp thu hoạch tổ yến, với chương trình chính xác. Phương pháp thu hoạch sai sót có thể dẫn đến không thành công về chất lượng tổ yến mà càng tai họa hơn nữa là chim yến có thể bỏ đi nơi khác Yến tinh chế là một trong 3 loại tổ yến thường được nhắc đến ngoài thị trường. Yến tinh chế được nhặt sạch lông, và các tạp chất khác. Cấu trúc của yến tinh chế sẽ khác đi so với tổ yến thô ban đầu.

Yến tinh chế là gì ?


Yến tinh chế cũng xuất phát từ tổ yến gốc, được khai thác từ yến nuôi hoặc yến tự nhiên ngoài biển,...Tuy nhiên, yến tinh chế sẽ được các công nhân dùng các phương pháp nghiệp vụ để làm sạch lông và các tạp chất lẫn vào tổ yến nguyên thủy khi mới khai thác.

Ưu - nhược điểm của việc sử dụng yến tinh chế


Khi sử dụng yến tinh chế làm thực phẩm dinh dưỡng cho gia đình, bạn đọc nhớ chú ý các ưu nhược điểm của yến tinh chế:

  Ưu điểm: Tổ yến được tinh chế sạch sẽ và vệ sinh; sử dụng nhanh gọn hơn yến sơ chế hoặc yến rút lông (Yến chỉ qua quá trình sơ chế sơ và vẫn còn lông nhưng rất ít thì đó được gọi là yến rút lông).

  Nhược điểm: Do được tinh chế nên để đảm bảo 100% chất lượng tinh chất từ yến thì người dùng cần mua một lượng yến có khối lượng lớn hơn.

Phân biệt Yến tinh chế và các loại Yến khác


Hiện tại ngoài thị trường sẽ có một số cách gọi về các sản phẩm yến khác nhau. Cách gọi này chủ yếu dựa vào cách thức gia công từ tổ yến nguyên thủy ban đầu đến khi thành phẩm. Thành phẩm dừng ở công đoạn nào thì tên sản phẩm được đặt theo công đoạn đó.

  Ví dụ:
  • Yến chỉ qua quá trình sơ chế sơ và vẫn còn lông nhưng rất ít thì đó được gọi là yến rút lông.
  • Yến mà đem đi làm hết lông nhưng vẫn còn nước thì gọi đó là yến tươi.
  • Yến tươi đem đi xấy khô trong hệ thống máy xấy thì ta gọi đó là yến tinh chế.
  • Yến sơ chế được biết đến nhờ được làm sạch lông hết hoặc vẫn còn lông rất ít… Về chất lượng yến sơ chế vẫn đảm bảo 100% như tổ yến thô.



Giá yến tinh chế


Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp tổ yến tinh chế. Giá tổ yến tinh chế dao động quanh mức 1,5 triệu đồng cho loại 50 gram và trên dưới 3 triệu đồng cho loại 100 gram.

Đề phòng tổ yến tinh chế làm kém chất lượng

  Gần như mọi người đều biết giá trị của sản vật từ thiên nhiên là tổ yến, nên việc làm giả, làm nhái hàng chất lượng hoặc những hành vi móc túi người tiêu dùng với các sản phẩm tổ yến kém chất lượng là điều mà đã và đang diễn ra. Các hành vi sử dụng chất khác để làm giả tổ yến hoặc làm tổ yến tăng lượng nhưng không tăng chất như:
  • Tổ yến sào bị tẩm đường, bột, muối… để tăng trọng lượng yến, làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại.
  • Tổ yến không được sấy khô hoàn toàn, dễ bị hư hại.
  • Tổ yến bị làm giả.
  • Bị độn bột, hóa chất, phụ gia….
  • Cân thiếu
  • Sợi yến vụn.

Tổ yến nhà và tổ yến đảo và sự hình thành như thế nào ?

Do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến trong hang động nên loại tổ yến này thường có giá cao nhất so với các loại tổ yến khác trên thị trường

Cùng tìm hiểu về tổ yến Đảo:


Do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến trong hang động nên loại tổ yến này thường có giá cao nhất so với các loại tổ yến khác trên thị trường. Tổ yến trong động, với những điều kiện tự nhiên trong hang động, thường có hình dạng giống như một cái chén, thân dày và chân chứng.

 Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và ảnh hưởng thời tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. Tổ yến loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.  




Tổ yến trong nhà:


Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn (xây nhà cho chim yến làm tổ, đẻ trứng, nuôi con và ngủ đêm), thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho chim yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim yến hoang dã và chỉ có thể bắt & ăn côn trùng bay trong thiên nhiên, chỉ có thiên nhiên là nơi cung cấp thức ăn cho chim yến. Tùy theo màu sắc tổ yến, tổ yến trong nhà thường màu trắng ngà, tổ yến chất lượng phụ thuộc theo khu vực có thức ăn nhiều cho chim tìm mồi.

Một số lưu ý:


Có một số ý kiến cho rằng chất lượng Yến Đảo tự nhiên tốt hơn Yến Nhà do giá bán cao hơn. Mùi vì các loại yến khác nhau có đem lại sự cảm nhận khác nhau. Và sự thật là chim yến sống trong nhà cũng hoàn toàn kiếm ăn ngoài tự nhiên như Yến Đảo. Hơn nữa Yến Nhà còn được bảo vệ khỏi các dịch hại như: chuột, gián, nấm mốc, bọ…vốn khó phòng ngừa tại các hang động do vậy tổ yến trong nhà sạch hơn và không cần dùng những hóa chất để tẩy sạch vết bẩn.

Những phân tích tại Hồng Kông cho thấy Yến Nhà có thành phần tương đương Yến Đảo. Theo những người sử dụng và buôn bán Tổ yến sào lâu năm thì Yến trong nhà Việt Nam có chất lượng vượt trội thể hiện qua mùi vị và sợi yến còn nguyên sau khi chưng. Từ xa xưa, loài chim yến đã lựa chọn những vùng đảo hiểm trở ngoài khơi xa để sinh sống. Nhưng cho tới ngày nay, khi trình độ khoa học kỹ thuật của con người ngày càng nâng cao, người ta đã có thể xây những nhà yến trong đất liền để dụ loài chim trời ấy về làm tổ.

Cũng chính vì vậy mà thị trường mới xuất hiện hai dòng sản phẩm yến đảo và yến nhà. Vậy có gì khác nhau giữa hai loại yến này? Liệu tổ yến đảo có tốt hơn tổ yến nhà hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu về tổ yến của 2 loại này nhé




Tổ yến đảo


Những đàn chim yến chọn những hang động hiểm trở nhất để sinh sống. Tới mùa sinh sản, chúng tự chọn người bạn tình của mình để giao phối và cùng nhau xây dựng thành tổ. Chúng dùng miệng tiết nước bọt rồi dùng mỏ kéo thành sợi để đan tổ rồi treo trên những vách đá cheo leo nhất. Việc khai thác yến đảo vì vậy mà trở nên rất khó khăn và có thể nói là gặp muôn vàn nguy hiểm nhưng cũng chính vì lẽ đó mà những loại tổ yến này có giá cao nhất trên thị trường.

 Đó chỉ là một yếu tố, giá tổ yến đảo cao còn vì chất lượng mà chúng mang lại. Có thể thấy rằng, loài yến đảo sử dụng nguồn thức ăn chính là kiến cánh, mối, ruồi muỗi, bọ rầy, cánh cứng, bọ xít, chuồn chuồn kim đồng thời các tổ yến được treo trên vách đá nên hấp thụ được nhiều chất khoáng do đó thành phần của chúng chứa hàm lượng sắt rất cao. Ngoài ra, tổ yến đảo được hình thành và phát triển trong môi trường khí hậu 29 độ C và các chất khoáng hầu như đã thẩm thấu sâu vào bên trong và vì vậy chúng không dễ bị oxy hóa hay bị mất chất dinh dưỡng.

 Tổ yến đảo thường hình dạng đặc trưng hình cái chén để bảo vệ trứng và yến nó tránh các tác động của thiên nhiên, chúng còn có thân dày và chân to, dài gấp 3 – 4 lần so với tổ yến nuôi. Tổ tổ yến sào đảo có màu sắc rất đa dạng như: đỏ, hồng, trắng và thường còn dính nguyên lông và nước dãi của chim yến.

Tổ yến nhà






Ngày nay với kỹ thuật tiên tiến và am hiểu về đời sống của chim yến, người ta đã xây dựng được những ngôi nhà yến trong đất liền có khả năng thu hút yến và tạo môi trường sống lý tưởng cho chim yến. Những ngôi nhà này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian dụ yến khá dài đồng thời không sử dụng thức ăn nhân tạo cho yến mà loài chim này với bản chất hoang dã của mình vẫn bắt những côn trùng trong môi trường tự nhiên là thức ăn.

 Tuy nhiên, trong môi trường đất liền, điều kiện thức ăn không phong phú như ở ngoài đảo xa đồng thời việc làm tổ trên những vách gỗ nhân tạo khiến chất lượng của những loại tổ yến này bị giảm sút. Tổ yến nhà thông thường chỉ có màu trắng ngà hoặc trắng đục, tổ yến to hơn, mỏng hơn và chứa nhiều tạp chất hơn tuy nhiên chúng lại cho sản lượng hằng năm cao hơn rất nhiều.

 Bên cạnh đó, vì lợi nhuân, hiện nay, số lượng tổ yến nhà bị làm giả trên thịt trường khá lớn và rất tinh vi, khiến những người sành sỏi về yến cũng khó nhận ra gây hoang mang cho người tiêu dùng. Có thể dễ dàng bắt gặp một số khu chợ bình dân cũng bán tràn làn các loại tổ yến sào giá sỉ, lẻ như một mặt hàng thiết yếu. Trước thực trạng đó đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ hơn từ các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Hiện nay Tổ yến sào khá phổ biến, tuy nhiên rất nhiều nơi bán những loại Yến kém chất lượng, làm thiệt hại đến người tiêu dùng và ảnh hưởng đến ngành Yến nói chung. Bài viết này nhằm mục đích cung cấp những thông tin để giúp khách hàng phần nào nhận biết được đâu là Tổ yến sào chất lượng, và những kiểu gian lận thường gặp khi mua Yến sào.    

1. Yến tẩm đường đậm đặc (hoặc muối, chất tăng trọng)

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đa số các loại Tổ Yến bán tràn lan trên thị trường đều có tẩm đường đậm đặc. Mục đích của việc tẩm đường là để tăng trọng lượng, thông thường sẽ tăng lên khoảng 40% trọng lượng. Ví dụ bạn bỏ ra 4 triệu để mua 1 lạng Tổ Yến thì trong đó chỉ có khoảng 60% là Yến còn lại khoảng 40% là đường. Nghĩa là bạn đã bỏ ra khoảng 1,6 triệu để mua đường !!! Có nhiều nơi họ tẩm đường đậm đặc vào rồi giảm giá bán, khách hàng cứ nghĩ là đã mua được hàng giá rẻ nhưng thật ra lại là đắt hơn nếu tính toán đúng lượng yến bên trong. Hơn nữa, Tổ yến sào tẩm đường đậm đặc rất dễ thu hút các loại vi khuẩn tấn công và dễ bị ẩm mốc. Sản phẩm này tiềm ẩn nhiều bệnh tật, nhất là ung thư.




  Cách nhận biết:

+ Đối với Tổ Yến sạch nguyên chất: nếm thử ở bất kỳ chỗ nào cũng có vị nhạt như bún. Cảm giác khi cầm lên là miếng yến nhẹ, dễ vỡ, không dẻo (để ngoài không khí lâu ngày cũng không dẻo). Miếng yến sẽ cho ta cảm giác bẻ nhẹ cũng có thể gãy.

  + Đối với Tổ Yến tẩm đường (muối hoặc chất kết dính):

 - Bẻ đôi và nhai thử 1 miếng lớn bằng 1 đốt ngón út sẽ nhận thấy tổ yến sào có vị rất ngọt (hoặc mặn). Thậm chí nhiều nơi cho đường nhiều đến nỗi, chỉ cần nếm mặt trước, mặt sau của tổ yến cũng đã thấy rất ngọt. Hoặc tổ yến sau khi ngâm vào nước, nếm thử nước đã dùng để ngâm cũng sẽ thấy rõ.

 - Cảm giác khi cầm lên là cứng (cảm giác khó bể do bị phủ đường hoặc chất kết dính). Nếu để lâu ngoài không khí thì miếng yến đó trở nên dẻo và dễ chuyển thành màu đen do bị vi khuẩn tấn công. - Mặt yến tẩm đường đậm đặc thường óng ánh khi có đèn chiếu vào.

2.Huyết yến

Yến huyết giả thường có 3 loại sau:

 - Tẩm bằng phẩm màu thông thường -- > ngâm vào nước sẽ ra màu -- > dễ bị phát hiện

 - Nhuộm bằng chất nhuộm công nghiệp -- > ngâm vào nước không ra màu -- > khó phát hiện.

 - Dùng phản ứng hóa học để làm yến trắng chuyển thành màu đỏ, trong dân gian hay gọi là “ủ”. Tổ Yến được cho vào 1 hầm phân hữu cơ, trong đó có chứa NH3. Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, phản ứng hóa học sẽ xảy ra và làm cho Tổ Yến biến thành màu đỏ. Ví dụ như rau, khi mang ra ngoài phơi rau sẽ biến thành màu vàng. Nghĩa là có biến đổi về màu sắc nhưng rau vẫn là rau, không có khác biệt gì nhiều về chất.

Tổ yến sào trong trường hợp này cũng chỉ có biến đổi về màu, còn chất vẫn không có gì đổi khác nhưng giá cả thì tăng lên nhiều lần. Hơn nữa khi ủ trong hầm phân hữu cơ Tổ Yến sẽ có nhiễm nitrit, nếu cơ thể hấp thụ nhiều nitrit sẽ có nguy cơ bị ung thư rất cao. Hiện nay yến huyết giá rẻ tràn lan trên thị trường.Thậm chí có nơi bán 1 hộp yến trắng mà tặng đến 2 tai yến huyết ! Các bạn nên suy nghĩ kỹ nếu đã bỏ tiền triệu ra mà lại mua phải chất độc hại vào cơ thể. Hãy là người tiêu dùng thông minh !!!

  Cách nhận biết: Yến huyết thiên nhiên thật khi cầm lên ngửi có thơm mùi muối biển, khi ngâm rất lâu mới nở ra. Vì khoáng chất nhiều nên khi chưng cách thủy rất lâu thì mới chín (thường hơn 3 giờ).




3. Yến Tươi


  Yến tươi là Tổ Yến vừa được làm sạch, chưa qua công đoạn sấy khô. Trong Yến tươi có chứa một lượng lớn nước, tức là trọng lượng của Yến tươi bao gồm trọng lượng của yến và trọng lượng của nước. Khi bạn chưa chắc chắn trong yến tươi có bao nhiêu nước, bao nhiêu yến thì chưa thể đánh giá được là đắt hay rẻ. Yến tươi và yến khô về chất lượng là tương đương nhau.

Một số nơi không có đầy đủ thiết bị để sấy yến, họ kháo lên rằng yến tươi tốt hơn yến khô, điều này là không đúng. Vì mua yến tươi khó xác định được lượng nước bên trong nên khách hàng thường bị thiệt. Ngày nay cuộc chiến thông tin bùng nổ, có hai quan điểm trái chiều về yến đảo và yến nuôi như sau: - 1 số công ty lớn có sở hữu đảo liên tục truyền thông: Yến Đảo nhờ chắt lọc những khoáng chất từ đá, hưởng môi trường gió biển thổi vào và môi trường sống tự nhiên nên chất lượng tổ Yến đảo thì hơn hẳn Yến từ nhà.

 - Còn những công ty nhỏ chỉ có thể sở hữu nhà gọi Yến thì một mực đưa ra những luận điểm phản bác lại ý kiến trên để hạ bệ tổ Yến đảo. Vậy sự thật là như thế nào? Đã có bài nghiên cứu nào khẳng định Yến nhà hay Yến đảo tốt hơn chưa hay chỉ là thông tin một chiều đến từ những công ty kinh doanh Yến Với những thắc mắc nêu trên, Mr.Hưng đã dày công đi tìm những bài nghiên cứu đã có những kết quả khảo sát đánh giá chất lượng so sánh giữa Yến nhà và Yến đảo để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn các bạn nhé!

Yến đảo tự nhiên còn yến nhà thì không?


Tại sao lại thế vậy, trong khi Yến nhà người gọi Yến đâu tự cho chim yến ăn uốngđược. Chúng vẫn bay ra ngoài kiếm mồi từ tự nhiên đấy thôi. Nhà Yến chỉ đóng vai trò chức năng như cái đảo mà thôi. Mà nhà Yến lại có lợi thế hơn hẳn đảo là việc kiểm soát các thông số độ ẩm, nhiệt độ môi trường bên trong ổn định nhất phù hợp nhất mà chim Yến thích để chúng có thể nhả ra được sợi

Yến chất lượng. Có không ít người hiểu lầm rằng chim Yến về nhà nuôi tức là người nuôi Yến sẽ cho nó ăn và sản phẩm không còn tự nhiên nữa. Đây là hiểu lầm cực kì tai hại nhé mọi người, vì chúng tôi chỉ gọi Yến mà thôi chứ không thể cho chúng ăn nhân tạo được đâu!

Yến đảo có thực sự nhiều vi chất hơn không ?


CÓ BẰNG CHỨNG KHOA HỌC NÀO CHỨNG MINH YẾN ĐẢO CÓ VI CHẤT CAO HƠN YẾN NHÀ KHÔNG?

 Hoàn toàn không có. Nhưng có những bài nghiên cứu chính thống đã chứng minh vi chất có trong yến đảo và nhà hoàn toàn không khác nhau. Trong bài nghiên cứu “Differentiation between house and cave edible bird’s nests by chemometric analysis” của nhóm tác giả: Eng-Keng Seow, Baharudin Ibrahim, Syahidah Akmal Muhammad, Lam Hong Lee, Lai-Hoong Cheng. Được chính thức công bố trên tạp chí khoa học “Food Science and Technology” năm 2015. Đã chứng minh dựa trên các mẫu thử đạt chuẩn của họ rằng hàm lượng proteins và amino acids có trong Yến đảo và Yến nhà là hoàn toàn không có sự khác biệt rõ ràng.

Đây là một phát hiện to lớn đã được giấu kín trong bao nhiêu năm vì nó ảnh hưởng đến những công ty có thế lực vẫn đang thu được lợi nhuận lớn từ sự thiếu rõ ràng trong cái tên “Yến đảo”. Điều này cũng thật sự là dễ hiểu, vì chim Yến nhà cũng được dẫn dụ từ đảo về mà.





Tại sao tổ yến đảo bị đổi màu ?


Ngoài ra và thêm nữa, theo bài nghiên cứu của (Kamarudin, 2012) tựa đề “Prevalence of nitrite (No2) and nitrate (No3) in edible bird nest harvested from swiftlet ranches in the state of johor” đã chỉ ra rõ ràng rằng (LoveNest xin phép dịch nguyên văn các bạn có thể tìm trong bài nghiên cứu có đường link dưới nhé): “các tổ Yến được thu hoạch ở đảo cho chỉ số nhiễm hóa chất Nitrite (No2) và Nitrate (No3) là cao nhất. Điều này xảy ra là do Tổ Yến nằm trong một môi trường sinh sống thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.

Theo các báo cáo từ Trung Quốc (thị trường sử dụng Yến lớn nhất thế giới), … Các tổ Yến trong đảo, bị các kim loại nặng theo nước mưa chảy vào tổ làm tăng độ ẩm của tổ Yến và thúc đẩy làm cho tổ bị biến chất và đổi màu.”   Tức bây giờ mình đã thấy Yến đảo dễ bị nhiễm bẩn hơn Yến nhà, lý do cực kì phù hợp có thể giải thích được mà không cần phải có bằng chứng khoa học phức tạp gì. Đó là ở đảo có quá nhiều ngóc ngách khó vệ sinh phân và các tạp chất bẩn trôi theo nước mưa ngấm vào tổ làm cho tổ bị biến chất và đổi màu.

Nguyên nhân tổ yến có màu đỏ thị trường vẫn gọi là “Yến Huyết”


Không khẳng định 100% Yến nhà tốt hơn Yến đảo, tuy nhiên có một điều có thể khẳng định rằng nếu bạn bỏ tiền đầu tư mua Yến đảo thì rủi ro cực kì lớn vì chúng ta chưa có bất cứ chứng nhận nào, quy trình nào có thể kiểm soát được hộp Yến bạn mua trong đó chắn chắn là Tổ yến sào từ đảo. Hay chỉ là cái tên mà bất cứ thương hiệu nào cũng có thể cho lên hộp Yến của họ là “Yến Đảo”. Vậy bạn bỏ số tiền đắt gấp 2 -3 lần tổ Yến nhà với bao nhiêu phần trăm bạn mua đúng tổ Yến đến từ đảo? Hiện nay rất nhiều người lợi dụng lòng tin của người thân mạo danh là người làm ở đảo có thể tuồn hàng từ đảo ra.

 Liệu có chắc chắn không đây? Yến đảo ơi Yến đảo! Bây giờ là thời đại khoa học, thời đại của sự rõ ràng trong lời ăn tiếng nói. Vì thế việc tung tin có lợi cho bản thân cần cẩn trọng và có dẫn chứng khoa học rõ ràng để xây dựng giá trị thông tin cho cộng đồng.

Mách bạn 2 cách phân biệt yến đảo và yến nuôi và một số lưu ý khi dùng

Yến đảo có hàm lượng Axit Amin tương đương với Yến nuôi, nhưng về nguyên tố đa vi lượng thì nhiều hơn. Yến đảo ăn có mùi thơm ngon hơn so với Yến nuôi. Giá thành Yến đảo đắt hơn Yến nuôi nhiều lần, chính vì vậy có nhiều nhà sản xuất tìm cách móc túi người tiêu dùng bằng cách đánh lận Yến nuôi thành Yến đảo.


Yến đảo có hàm lượng Axit Amin tương đương với Yến nuôi, nhưng về nguyên tố đa vi lượng thì nhiều hơn. Yến đảo ăn có mùi thơm ngon hơn so với Yến nuôi. Giá thành Yến đảo đắt hơn Yến nuôi nhiều lần, chính vì vậy có nhiều nhà sản xuất tìm cách móc túi người tiêu dùng bằng cách đánh lận Yến nuôi thành Yến đảo.





1. Có thể phân biệt yến đảo và yến nuôi bằng mắt thường


Đối với Yến đảo, vì tổ yến ở ngoài tự nhiên, chịu sương gió hàng ngày, đó là chưa kể nhiều khi còn phải chịu gió bão khắc nghiệt nữa. Nên tổ yến đảo có sức chống chịu mãnh liệt, tổ rất chắc chắn, sợi Yến đảo to, mặt gồ ghề. Tổ Yến nuôi là chim Yến làm tổ trong nhà, không phải chịu nhiều thời tiết khắc nghiệt nên mặt Yến láng mịn, sợi nhỏ hơn, tổ cũng không chắc chắn như tổ đảo. (có thể nói nôm na là Yến đảo nhìn "cơ bắp" hơn, còn Yến nuôi thì nhìn hơi "công tử")

 Tuy nhiên, có một số nhà sản xuất rất tinh vi, để xóa bỏ cách nhận dạng này, họ cố tình làm cho Yến không còn giữ nguyên tổ. Sản phẩm làm ra là những sợi Yến kết vào nhau như miếng bánh, họ nói đó là Yến đảo ; lúc này khách hàng sẽ khó mà phân biệt được "Yến đảo thật" hay "Yến nuôi giả Yến đảo" bằng mắt thường.

2. Lúc đó chúng ta sẽ phân biệt yến đảo và yến nuôi bằng cách chưng cách thủy:


Yến đảo khi chưng cách thủy cần thời gian 2,5 - 3 tiếng mới chín. Khi chín thì sợi Yến mềm, ăn thì thấy dai, hơi xực xực, không có bị mềm hay bở. Sợi Yến không nở ra nhiều và các sợi vẫn rời, không kết vào nhau như Yến nuôi. Yến nuôi thì chỉ cần chưng cách thủy 30 - 45 phút là chín. Khi chín thì sợi Yến nở ra và kết vào nhau. Nếu chưng quá lâu thì Yến nuôi sẽ mềm nhũn thậm chí bị bấy, ăn sẽ không còn dai xực xực và không ngon nữa.

   Trong thế giới ẩm thực tự nhiên, hiếm có sản phẩm nào lại giàu dinh dưỡng và "hoàn hảo" như Yến sào. Hầu như phù hợp với mọi lứa tuổi, Tổ Yến giúp dưỡng da chăm sóc sắc đẹp, được xem là thực phẩm "vàng" cho chị em phụ nữ. Tổ Yến giúp ăn ngon, ngủ ngon, kéo dài tuổi xuân nên rất phù hợp cho người lớn tuổi. Tổ Yến cũng giúp bồi bổ trí lực, rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ. Ngoài ra Tổ Yến còn giúp người dùng tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng nữa.





1. Cách làm sạch Tổ Yến đúng cách


Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất. Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, hóa chất …để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến. Thời gian ngâm tổ yến không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được.

2. Cách bảo quản Tổ Yến


Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo. Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…

3. Thời gian thích hợp để dùng Tổ Yến hợp lí


  Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu khoa học, nhưng người ta vẫn cho rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.

 Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn. Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.






4. Đối tượng dùng Tổ Yến


Những người nên thận trọng khi dùng yến : Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào

Yến đảo và yến nhà và ưu - nhược điểm của từng loại

  Với sự phát triển của ngành nuôi yến và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà hiện nay trên thị trường có một loại yến mới là Yến Nhà. Người tiêu dùng lâu nay quen với loại yến khai thác ở đảo chứ chưa biết về loại yến nuôi trong nhà vì thế mà không biết nên chọn mua loại yến nào là tốt. Vậy yến đảo và yến nhà loại nào tốt hơn?


1. Các loại tổ yến hiện nay

Yến đảo


- Yến Đảo sống ở đảo, trong các hang động với điều kiện thiên nhiên phù hợp, mát, ẩm độ cao. Còn yến nhà được nuôi trong nhà chuyên dùng để nuôi yến. Nhà nuôi yến đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lắp thiết bị dẫn dụ và các thiết bị tạo môi trường nhiệt độ và độ ẩm gần giống như điều kiện ở các hang động ở đảo.

 - Đây là loại tổ yến được đánh giá có giá trị cao nhất so với các loại khác trên thị trường do tính chất khai thác yến rất nguy hiểm, với môi trường cũng như điều kiện tự nhiên trong hang động mà thường thân dày, chân cứng và có hình dạng giống một cái chén, với hình dạng thế này sẽ bảo vệ được trứng hay những chim yến còn non để không bị ảnh hưởng thời tiết hay bị những con vật lạ ăn thịt.

 - Tổ yến được tạo ra bởi các loài chim yến A.Fuciphgus, A.Maximus hay C.Esculent.

 - Trong tổ yến có các thành phần như Carbonhydrat, Glycoprotein, Amino acid.

 - Tổ yến không dễ tiêu.

 - Tổ yến dễ bị mất các chất dinh dưỡng và thường xuyên xảy ra hiện tượng oxy hóa.

 - Tổ yến khó làm sạch hơn so với tổ yến nuôi trong nhà.

 - Chất sắt chiếm một hàm lượng cao trong tổ yến. Loại yến này không nên cho những người mắc bệnh cao máu hay các em bé sử dụng vì trong tổ yến có hàm lượng chất khoáng rất cao có ở yến đảo hay tổ yến sào tự nhiên.

 - Trước khi ăn thì phải cách thủy yến 3 giờ đồng hồ.




Tổ yến nuôi trong nhà

- Nuôi yến trong nhà là cả vấn đề đặt ra rất nhiều yếu tố, khoản đầu tư phải lớn, thời gian để dụ yến cũng lâu dài. Đặc biệt thức ăn nuôi yến là những thực phẩm từ thiên nhiên như các loại côn trùng…chứ không phải là thức ăn nhân tạo được.

 - Tổ yến trong nhà thường có màu trắng ngà, tổ yến có chất lượng hay không là phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như khu vực có nguồn thức ăn nhiều hay ít để chúng dễ dàng tìm kiếm mồi.

 -Tổ yến nuôi trong nhà là những tổ yến được khai thác từ những loài chim yến A.Fuciphagus.

 - Trong tổ yến có các thành phần Carbonhydrat, Glycoprotein, Amino acid.

 - Tổ yến thường rất là dễ tiêu - Tổ yến thường rất tươi, mới.Loại tổ yến này lại rất dễ làm sạch chứ không giống yến tự nhiên - Trong tổ yến có chứa hàm lượng sắt rất ít.

 - Ở trong tổ yến không hề có chứa hàm lượng chất khoáng.

 - Trước khi sử dụng thì phải chưng yến tring khoảng thời gian 30 phút. Đó chính là những đặc điểm khác nhau của yến đảo và yến nhà mà người tiêu dùng nên biết và tìm hiểu trước khi lựa chọn mua tổ yến.

2. Yến đảo và yến nhà loại nào tốt hơn?


  Yến đảo và yến nhà loại nào tốt hơn? Do nguồn thức ăn như nhau nên thành phần dinh dưỡng trong nước dãi (làm ra tổ yến) của yến đảo và yến nhà giống nhau. Tuy nhiên, tổ yến đảo gắn trên các vách đá có nhiều khoáng chất (sắt, kẽm canxi,… trong vách đá) ngấm vào tổ. Trong môi trường ẩm độ cao và thời gian lưu rất dài có khi nửa năm đến 1 năm cộng với điều kiện vệ sinh ở hang động trong đảo khó kiểm soát môi trường nên giàu amoniac nên làm tổ yến bị biến thành nhiều màu sắc khác nhau: đỏ-huyết yến, hồng- hoàng yến, trắng ngà- quang yến

Do đó tổ yến đảo có thêm các nguyên tố sắt, kẽm canxi hàm lượng cao hơn tổ yến nhà, tuy nhiên, bên cạnh đó các nguyên tố có hại cho sức khỏe (Nitrate, Nitrit oxit và các nguyên tố có hại khác) khó được kiểm soát. Với yến nhà, sống và làm tổ trong môi trường vệ sinh được kiểm soát tốt (vệ sinh, xịt thuốc diệt côn trùng có hại nhà nuôi định kỳ), không có địch hại, không khí trong nhà trở nên “sạch “ hơn và tổ yến ít bị biến đổi màu

– tổ yến trắng, và tổ yến trong nhà có độ an toàn cho sức khỏe cao hơn. Các phân tích tại Hongkong, nơi tiêu thụ 50% lượng tổ yến sào trên thế giới, cho thấy thành phần và giá trị dinh dưỡng của yến nhà không thấp hơn yến đảo, nhưng lại có chỉ số an toàn cao hơn yến đảo.





4. Tại sao Yến đảo có giá thành cao hơn yến nhà ?


Tổ yến đảo gắn trên các vách đá cheo leo, khó khai thác, các công nhân khai thác tổ phải đu mình trên các khung giàn rất nguy hiểm để lấy tổ. Do yến đảo sống trong điều kiện thiên nhiên khá thay đổi theo mùa, và địch hại tấn công nên số lượng tổ yến đảo rất ít so với nhu cầu. Chính vì vậy mà tổ yến đảo có giá cao hơn rất nhiều so với giá trị sử dụng của nó. Trong khi tổ yến nhà dễ khai thác, chỉ cần leo lên ghế hoặc thang là có thể hái tổ.

Trong giai đoạn hiện nay, số lượng nhà yến làm xong rất nhiều, luôn sẵn sàn chờ đón yến vào ở, chim yến nhà luôn có điều kiện tốt nhất để chọn lựa làm nơi sinh sống và phát triển bầy đàn. Chính vì vậy số lượng tổ yến nhà tăng nhanh và dễ đáp ứng nhu cầu người sử dụng, nên giá cả của tổ yến nhà thấp và phù hợp với đa số người dùng hiện nay. Như vậy, nếu xét thuần túy về mặt hiệu quả dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe thì tổ yến nhà là lựa chọn ưu việt hơn. Tổ yến có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

 Để người tiêu dùng có thể phân biệt được các loại tổ yến cũng như hiểu rõ ưu nhược điểm của từng loại mà chọn mua tổ yến phù hợp với nhu cầu cũng như cảnh giác với tổ yến giả. Hiện nay có rất nhiều loại tổ yến khác nhau về hình thức cũng như chất lượng. Vậy dùng loại yến nào là tốt nhất? Tổ yến sào là một trong những món ăn sơn hào hải vị của bậc quyền quý xưa kia, nhưng trong thời nay món đặc sản quý này rất phổ biến ai cũng có thể mua và dùng được.

Dưới đây là những ưu nhược điểm của các loại tổ yến sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn được tổ yến chất lượng và phù hợp với nhu cầu của mình. Các loại tổ yến: Tổ yến Thô, tổ yến tinh chế, tổ yến sơ chế .

1 .Tổ yến thô


Tổ yến thô là loại tổ yến nguyên thủy còn lông chưa qua chế biến.

 - Ưu điểm: là loại tổ yến nguyên chất 100%, tổ yến thô có mùi thơm đặc trưng, sợi yến sẽ dai và nở nhiều hơn tổ yến tinh chế. Đặc biệt dễ nhận biết được tổ yến thật hay giả.

  - Nhược điểm: Vì còn nguyên thủy nên tổ yến thô còn nhiều lông bất tiện với người không có thời gian.

2. Tổ yến tinh chế


Tổ yến tinh chế là sản phẩm của quá trình chế biến tổ yến thô.

  - Ưu điểm: Tổ yến tinh chế qua quá trình làm sạch ép khuôn nên tổ yến đã sạch lông, sạch đến 99.9% nên rất tiện lợi cho người dùng, người không có thời gian hoặc những trường hợp cần dùng yến gấp .

  - Nhược điểm : Vì đã qua chế biến và làm sạch nên nhiều người đã lợi dụng điều này để pha trộn tạp chất hóa chất nhằm làm lợi cho bản thân .  




3. Tổ yến sơ chế


Là loại tổ yến được rút sạch lông từ tổ yến thô bằng thủ công.

  - Ưu điểm: Tổ yến sơ chế đã sạch 98% chỉ cần ngâm rửa sơ là dùng được khi nấu lên sẽ có mùi và chất lượng sợi yến giống như tổ yến thô.

  - Nhược điểm: Tuy nhiên vì quá trình rút lông rất khó nên giá thành loại này cao nhất.

  Lưu ý : Tổ yến sơ chế cũng có thể làm giả . Như vậy những ưu – nhược điểm của từng loại tổ yến trên đây sẽ giúp người tiêu dùng chọn mua tổ yến phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình

Sự khác biệt giữa Yến tự nhiên và Yến Nhà và loại nào tốt ?

Việc phân biệt được đâu là yến tự nhiên và đâu là yến được nuôi trong nhà là cả một vấn đề quan trọng với những người nuôi cũng như sử dụng yến. Vậy chúng khác nhau như thế nào?



 Nuôi yến là một nghề có lịch sử phát triển lâu đời, hơn 100 năm nghề đã và đang trở thành một trong những thế mạnh của ngành công nghiệp tại các nước Indonesia, Malaysia, dù ở Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để cho yến sinh sống nhưng ngành nuôi yến lại mới chỉ được phát triển mấy năm gần đây, việc phân biệt được đâu là yến tự nhiên và đâu là yến được nuôi trong nhà là cả một vấn đề quan trọng với những người nuôi cũng như sử dụng yến.

Vậy chúng khác nhau như thế nào? Nhiều người vẫn không thể nhận thức được đâu là yến tự nhiên và đâu là yến được nuôi trong nhà, do môi trường sống khác nhau nên chúng làm tổ cũng ở vị trí điều kiện môi trường khác nhau.




Với tổ yến tự nhiên:


Đây là loại tổ yến được đánh giá có giá trị cao nhất so với các loại tổ yến khác trên thị trường do tính chất khai thác yến rất nguy hiểm, với môi trường cũng như điều kiện tự nhiên trong hang động mà thường thân dày, chân cứng và có hình dạng giống một cái chén, với hình dạng thế này sẽ bảo vệ được trứng hay những chim yến còn non để không bị ảnh hưởng thời tiết hay bị những con vật lạ ăn thịt.

Với tổ yến nuôi ở trong nhà:


  Nuôi yến trong nhà là cả vấn đề đặt ra rất nhiều yếu tố, khoản đầu tư phải lớn, thời gian để dụ yến cũng lâu dài. Đặc biệt thức ăn nuôi yến là những thực phẩm từ thiên nhiên như các loại côn trùng…chứ không phải là thức ăn nhân tạo được. Tổ yến trong nhà thường có màu trắng ngà, tổ yến có chất lượng hay không thìm lạ phụ thuộc vào điều liện môi trường cũng như khu vực có nguồn thức ăn nhiều hay ít để chúng dễ dàng tìm kiếm mồi

. Bảng phân biệt sự khác nhau giữa yến tự nhiên và yến nuôi trong nhà

Yến tự nhiên Yến nuôi trong nhà
  • Tổ yến được tạo ra bởi các loài chim yến A.Fuciphgus, A.Maximus hay C.Esculent
  • Trong tổ yến có các thành phần như Carbonhydrat, Glycoprotein, Amino acid.
  • Tổ yến không dễ bị tiêu
  • Tổ yến dễ bị mất các chất dinh dưỡng và thường xuyên xảy ra hiện tượng oxy hóa
  • Tổ yến khó làm sạch hơn so với tổ yến nuôi trong nhà.
  • Do việc thu hoạch yến rất nguy hiểm và vất giả nên giá cả của chúng rất cao.
  • Chất sắt chiếm một hàm lượng cao trong tổ yến.
  • Loại yến này không nên cho những người mắc bệnh cao máu hay các em bé sử dụng vì trong tổ yến có hàm lượng chất khoáng rất cao có ở yến đảo hay tổ yến sào tự nhiên.
  • Trước khi ăn thì phải cách thủy yến 3 giờ đồng hồ.
  • Tổ yến nuôi trong nhà là những tổ yến được khai thác từ những loài chim yến A.Fuciphagus.
  • Trong tổ yến có các thành phần Carbonhydrat, Glycoprotein, Amino acid.
  • Tổ yến thường rất là dễ tiêu.
  • Tổ yến thường rất tươi, mới.
  • Loại tổ yến này lại rất dễ làm sạch chứ không giống yến tự nhiên.
  • Trong tổ yến có chứa hàm lượng sắt rất ít.
  • Ở trong tổ yến không hề có chứa hàm lượng chất khoáng.
  • Trước khi sử dụng thì phải chưng yến tring khoảng thời gian 30 phút.







Thực tế khách quan hiện nay, có một số ý kiến đưa ra quan điểm khác nhau về việc yến tự nhiên hay yến nhà tốt hơn? Có người cho rằng chất lượng của Yến Đảo sẽ tốt hơn nhiều so với chất lượng của Yến Nhà bởi do giá yến đảo cao hơn. Vậy mùi vị khác nhau của các loại yến có mang lại cảm nhận khác nhau? Nhưng hoàn toàn như nhau, bởi chim yến được nuôi trong nhà cung hoàn toàn ăn thúc ăn từ thiên nhiên chứ không hề ăn thức ăn nhân tạo

Yến Nhà còn được bảo vệ rất tốt khỏi bị các dịch có hại như: nấm mốc, các loại bọ hay chuột, gián…do khó phòng ngừa tại các hang động nên tổ yến trong nhà thường rất sạch và không cần dùng những hóa chất tẩy rửa, và với những người chuyên sử dụng loại Yến Nhà thường rất hài lòng và họ đánh giá vượt trội về mùi vị và sự dẻo dai của sợi yến khi được chưng lên, nên điều đó khẳng định rằng Yến Nhà hoàn toàn có thành phần tương đương với Yến Đảo.

 Từ những thông tin tìm hiểu về đặc điểm cũng như một số khác biệt từ Yến tự nhiên và Yến nuôi trong nhà là một cơ sở và yếu tố rất quan trọng cho những người nuôi Yến hiện nay để có thể phát triển nghề nuôi Yến hơn nữa, để mang tới người tiêu dùng những giá trị chất lượng nhất, hài lòng nhất về sản phẩm. Với khách hàng tiêu dùng tổ yến sào hiên nay, có những quan điểm tiêu dùng khác nhau hoàn toàn. Một số người thích dùng yến đảo hơn yến nuôi trong nhà vì cho rằng yến đảo có chất lượng cao hơn so với yến nhà nuôi.

 Ngược lại, nhiều người lại thích dùng yến nhà nuôi vì cho rằng yến nhà nuôi vẩn chất lượng mà an toàn hơn. Vậy đâu là giá trị thật của hai loại tổ yến này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu. Yến đảo sống ở đảo, trong các hang động với điều kiện thiên nhiên phù hợp, mát, ẩm độ cao. Còn yến nhà được nuôi trong nhà chuyên dùng để nuôi yến. Nhà nuôi yến đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lắp thiết bị dẫn dụ và các thiết bị tạo môi trường nhiệt độ và độ ẩm gần giống như điều kiện ở các hang động ở đảo.

 Tuy sống trong hai vị trí địa lý khác nhau, nhưng tập tính sống, tìm mồi và sinh sản của Yến đảo và yến nhà hoàn toàn giống nhau. Yến đảo và yến nhà đều kiếm ăn trong thiên nhiên, thức ăn của chúng là các côn trùng bay trong không khí, chúng vừa bay vừa đớp mồi. Chúng rời tổ vào buổi sáng sớm và tối mịt mới về tổ (ngoại trừ các con trong thời gian sinh sản phải ấp trứng hoặc mớm mồi cho con), chim bay liên tục không bao giờ đậu trừ nơi ở và làm tổ của chúng, thời gian bay liên tục có thể từ 12 – 15 giờ/ngày, với quảng đường bay từ 300 – 400 km.

Tổ của chim yến được gắn chặt vào vách thẳng đứng (nhằm tránh các địch hại), có hình nửa cái chén. Tuy nhiên, chân tổ yến đảo thường to và cứng để bám chắc vào vách đá (có độ ẩm cao khó bám), tổ yến nhà làm trên thanh gỗ hoặc lam bêtông có chân nhỏ và mỏng hơn.







Yến đảo và yến nhà loại nào chất lượng hơn?


Do nguồn thức ăn như nhau nên thành phần dinh dưỡng trong nước dãi (làm ra tổ yến) của yến đảo và yến nhà giống nhau. Tuy nhiên, tổ yến đảo gắn trên các vách đá, có nhiều khoáng chất (sắt, kẽm canxi,… trong vách đá) ngấm vào tổ, trong môi trường ẩm độ cao, và thời gian lưu rất dài, có khi nửa năm đến 1 năm, cộng với điều kiện vệ sinh ở hang động trong đảo khó kiểm soát, môi trường trở nên giàu amoniac nên làm tổ yến bị biến thành nhiều màu sắc khác nhau: đỏ-huyết yến, hồng- hoàng yến, trắng ngà- quang yến.

 Do vậy, tổ yến đảo có thêm các nguyên tố sắt, kẽm canxi hàm lượng cao hơn tổ yến nhà, tuy nhiên, bên cạnh đó các nguyên tố có hại cho sức khỏe (Nitrate, Nitrit oxit và các nguyên tố có hại khác) khó được kiểm soát. Với yến nhà, sống và làm tổ trông môi trường vệ sinh được kiểm soát tốt (vệ sinh, xịt thuốc diệt côn trùng có hại nhà nuôi định kỳ), không có địch hại, không khí trong nhà trở nên “sạch “ hơn và tổ yến ít bị biến đổi màu – tổ yến trắng, và tổ yến trong nhà có độ an toàn cho sức khỏe cao hơn.

 Các phân tích tại Hongkong, nơi tiêu thụ 50% lượng tổ yến sào trên thế giới, cho thấy thành phần và giá trị dinh dưỡng của yến nhà không thấp hơn yến đảo, nhưng lại có chỉ số an toàn cao hơn yến đảo.  

Tại sao Yến đảo có giá bán cao hơn yến nhà ?


Tổ yến đảo gắn trên các vách đá cheo leo, khó khai thác, các công nhân khai thác tổ phải đu mình trên các khung giàn rất nguy hiểm để lấy tổ. Do yến đảo sống trong điều kiện thiên nhiên khá thay đổi theo mùa, và địch hại tấn công nên số lượng tổ yến đảo rất ít so với nhu cầu. Chính vì vậy mà tổ yến đảo có giá cao hơn rất nhiều so với giá trị sử dụng của nó. Trong khi tổ yến nhà dễ khai thác, chỉ cần leo lên ghế hoặc thang là có thể hái tổ.

Trong giai đoạn hiện nay, số lượng nhà yến làm xong rất nhiều, luôn sẵn sàn chờ đón yến vào ở, chim yến nhà luôn có điều kiện tốt nhất để chọn lựa làm nơi sinh sống và phát triển bầy đàn. Chính vì vậy số lượng tổ yến nhà tăng nhanh và dễ đáp ứng nhu cầu người sử dụng, nên giá cả của tổ yến nhà thấp và phù hợp với đa số người dùng hiện nay. Như vậy, nếu xét thuần túy về mặt hiệu quả dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe thì tổ yến nhà là lựa chọn ưu việt hơn.

Thiết kế và lắp đặt hệ thống tạo mùi nhà nuôi chim yến đúng cách

Ngoài hệ thống loa, kỹ thuật xây dựng thì hệ thống tạo mùi bầy đàn cho nhà nuôi chim yến cũng là yếu tố quan trọng không kém trong việc thành công của nhà yến. Chim yến chúng cảm nhận mùi bầy đàn của mình chủ yếu qua mùi phân quen thuộc mà chúng thải ra.


  
 Đối với động vật, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, mỗi loài đều có mùi đặc trưng riêng, giúp chúng dễ dàng nhận ra loài của mình. Chim yến cũng vậy, chúng cảm nhận mùi bầy đàn của mình chủ yếu qua mùi phân quen thuộc mà chúng thải ra. Sở dĩ như vậy là do phân của chim yến thải ra còn có chứa khá nhiều xác côn trùng và một số chất dinh dưỡng do hệ thống tiêu hóa của chim chưa xử lý và hấp thụ hết.

Ở môi trường tự nhiên dưới tác động của các loài vi sinh vật tiếp tục phân hủy xác côn trùng còn xót lại trong phân chim yến thành hỗn hợp mùi đặc trưng tự nhiên bao gồm mùi của một số khí trộn lẫn. Khi gặp mùi này, chim sẽ nhận biết được đó là bầy đàn của mình. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống tạo mùi bầy đàn cho nhà nuôi chim yến là yếu tố cực kỳ quan trọng khiến chim yến nghĩ rằng căn nhà yến này có nhiều đồng loại của mình sinh sống, từ đó sẽ kéo nhau về ở lại và xây tổ ngày một đông hơn. Các loại hóa chất tạo mùi bầy đàn gồm






1/ Dung dịch Love Potion


Là hóa chất đặc biệt nhóm Aroma. Đây là loại dung dịch có màu xanh, mùi thơm đặc trưng, khá dịu. Love Potion có công dụng tạo mùi làm cho chim hưng phấn, ham muốn bắt cặp, kết bạn và sinh sản để phát triển nhanh tổ yến trong nhà đồng thời thu hút chim con ở lại nhà nuôi chim yến.

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng khi nhà yến có bầy đàn từ 100 – 200 con.

Cách dùng: Được sử dụng trong trường hợp khi chim vào nhà chim yến nhiều nhưng tỷ lệ ở lại ít. Pha nước với tỷ lệ 1:1, sau đó dùng bình xịt 5 lít phun từ thanh làm tổ xuống khoảng 50 cm.

2/ Bột Amoniac


Là loại bộ đặc trưng có mùi khai được trộn lẫn vào phân chim yến để giữ mùi phân được lâu. Tỷ lệ pha 1:40.  

3/ Dung dịch PW Super


Dung dịch PW Super là loại dung dịch hóa chất quen thuộc đối với những người nuôi chim yến, đây có thể coi như một loại nước hóa mới quyến rũ chim ở lại, sinh sôi nảy nở, giúp việc thu hút chim đạt hiệu quả tối đa. Ngoài ra, PW Super còn được dùng để khử sạch hoàn toàn mùi xi măng trong nhà nuôi chim yến khi mới xây xong.

 Cách dùng: Dùng để phun lên loa miệng hang, vách tường. Lắc đều trước khi sử dụng. Phun lên tường, phù hợp cho nhà mới và nhà cũ, pha vào nước với tỷ lệ 1:1, cứ 20 ngày phun 1 lần. Không được xịt trên tấm làm tổ mà chỉ xịt trên vách tường khoảng 2m tính từ sàn nhà và khoảng 0.5m tính từ tấm làm tổ xuống.

4/ Phân chim yến

Phân chim yến là sản phẩm được thu nhặt trực tiếp ngay tại các nhà nuôi chim yến do chúng tôi xây dựng, đảm bảo nguyên chất, không pha tạp các loại hóa chất khác nên có chất lượng tốt hơn rất nhiều nơi cung cấp khác. Ưu điểm vượt trội của loại này là giá thành khá rẻ mà hiệu quả mang lại rất lớn. Mùi hương bầy đàn có thể coi là tự nhiên nhất trong các loại hóa chất tạo mùi. Thích hợp sử dụng cho các nhà nuôi chim yến mới xây dựng.

  Lưu ý: Nên chọn phân ở các nhà yến có số lượng tổ thu hoạch từ 5 kg trở lên/tháng thì phân mới đảm bảo còn tươi. Cách dùng: Tùy vào diện tích nhà yến cũng như mục đích nuôi mà sử dụng lượng phân chim ít, nhiều khác nhau. Phân nên ủ từ 3 – 5 ngày trước khi sử dụng. Tùy theo số lượng phân mà sử dụng lượng amoniac cho phù hợp. VD: 20 Kg phân/0.5 kg amoniac.




Tổ yến là gì?


Tổ Yến hay còn gọi là Yến sào, là tổ của con chim Yến hoang sống trong các hang sâu hoặc dưới các vách đá. Tổ Yến không giống như những con chim khác là làm tổ bằng rơm, cỏ, lá, cây khô mà chúng làm tổ từ nước bọt của mình. Chúng tìm những nơi kín đáo, đủ điều kiện thời tiết thuận lợi để làm tổ khi sinh con. Và khi chim Yến bay đi, con người đã lấy những tổ Yến đó về chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau.

Tổ yến là một món ăn vô cùng bổ dưỡng và quý giá. Tổ yến sào đến từ nhiều nơi, phổ biến là tổ yến sào Phú Yên, tổ yến sào Khánh Hòa, tổ yến sào Nha Trang… Tổ Yến có rất nhiều loại, tùy vào từng tiêu chí mà người ta phân loại tổ yến khác nhau để dễ nhận biết.

 – Nếu xét về màu sắc thì tổ yến có 3 loại, đó là tổ yến trắng, tổ yến hồng và tổ yến huyết

 – Nếu xét về cách chế biến thì cũng có 3 loại bao gồm tổ yến thô, tổ yến sơ chế và tổ yến tinh chế

 – Nếu xét theo hình thức nuôi thì có tổ yến đảo và tổ yến nhà

Thành phần chính của tổ yến


* Trong tổ yến có chứa nhiều thành phần axit amin, theo các nhà khoa học thì tổ yến có chứa 18 loại axit amin quan trọng giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe con người.

 – Glycine: 1,99%, có tác dụng tốt cho da

 – Valine: 4,12% giúp mau lành tế bào cơ và tái tạo tế bào mới

 – Leucine: 4,56%, giúp điều chỉnh hàm lượng đường trong máu

 – Isoleucine: 2,04 % giúp phục hồi nhanh sức khỏe

 – Threonine: 2,69%, tăng cường hệ miễn dịch và giúp hấp thụ các dưỡng chất cho cơ thể

 – Methionine: 0,46% hỗ trợ chống viêm khớp 

– Proline: 5,27% tăng cường phục hồi các cơ, mô, và da

 – Acid aspartic: 4,69%, giúp tăng trưởng tế bào

 – Phenylalanine: 4,5%, giúp bổ não, tăng trí nhớ

 – Histidine: 2,09%, giúp cơ thể phát triển và tăng liên kết mô cơ bắp

 – Lysine: 1,75% tăng khả năng hấp thụ Ca, giúp xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống

 – Tryptophan: 0,7% có tác dụng ngăn ngừa ung thư

 – L-arginine:11,4% giúp cải thiện vấn đề sinh lý.

 * Thành phần của tổ yến còn chứa 31 nguyên tố vi lượng như: sắt(Fe), nhôm (Al), silic, kẽm (Zn), magie (Mg)… có hàm lượng cao. Những nguyên tố này có vai trò quan trọng trong việc tạo máu, hoạt động thần kinh (Mg), tác động hoạt hóa cho nhiều enzyme trao đổi chất dinh dưỡng, tăng cường sự phát triển tuyến sinh dục (Zn). * Các chất kích thích tổng hợp DNA hàng loạt tế bào sinh vật.




Loại tổ yến nào là tốt nhất?


  Tổ Yến có nhiều loại khác nhau, ở đây chúng tôi sẽ xét đến 3 loại dựa theo tiêu chí cách chế biến, đó là tổ yến thô, tổ yến sơ chế và tổ yến tinh chế. Để biết được loại tổ yến nào tốt nhất thì hãy chúng tôi xin đưa ra những thông tin chi tiết về từng loại tổ yến như sau:

  – Tổ yến thô: Tổ Yến thô là loại tổ yến nguyên chất, vẫn còn lông chim yến bám vào, chưa hề qua một công đoạn chế biến nào. Yến thô được thu hoạch trực tiếp từ nơi nuôi Yến và bán ra thị trường. Loại tổ tổ yến sào này có ưu điểm là 100% nguyên chất tổ yến nên vẫn còn giữ được mùi thơm đặc trưng, sợi yến dai, dày, ăn rất ngon. Loại này có thể dễ phân biệt đâu là tổ yến thô thật và đâu là tổ yến thô giả.

 Loại này khi chế biến thì sẽ nở nhiều hơn so với loại tổ yến sơ chế và tổ yến tinh chế. Tuy nhiên, tổ yến thô có nhược điểm là vì vẫn còn lông chim yến bám vào nên bạn sẽ phải mất thời gian để lấy lông chim yến ra khỏi tổ yến rồi mới chế biến được. Vì vậy, loại tổ yến thô chỉ phù hợp cho những người có nhiều thời gian rảnh rỗi chứ nếu những người bận bịu thì không nên dùng loại này.

  – Tổ yến sơ chế: Tổ yến sơ chế là loại tổ yến đã được rút sạch lông từ tổ yến thô thông qua những phương pháp thủ công. Loại tổ yến này có ưu điểm là đã được làm sạch đến 98% nên khi chế biến bạn chỉ cần ngâm rửa qua là có thể dùng được. Khi nấu lên bạn sẽ ngửi thấy mùi và chất lượng sợi yến giống với tổ yến thô. Nhược điểm của loại tổ yến sơ chế là giá thành khá cao bởi vì công đoạn rút lông rất khó và loại này cũng có thể làm giả.

– Tổ yến tinh chế: Tổ Yến tinh chế là loại tổ yến được làm từ tổ yến thô, qua quá trình ngâm nở, làm sạch lông chim yến và lông tơ thì được tổ yến tinh chế. Loại tổ yến này có ưu điểm là đến 99,9% lông chim yến bám trên tổ yến đã được làm sạch. Loại này phù hợp với mọi người, từ người không có thời gian đến người có nhiều thời gian, bạn sẽ không phải mất nhiều công làm sạch tổ yến mà có thể làm sạch sơ rồi chế biến.

 Tuy nhiên, tổ yến tinh chế có nhược điểm là ở công đoạn làm sạch nhiều người đã vì lợi nhuận pha trộn tạp chất vào tổ yến làm cho tổ yến tinh chế kém chất lượng đi. Qua những thông tin trên, có thể thấy mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng của mình nhưng chúng đều được làm từ tổ yến nên có đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.

Cách phân biệt tổ yến non và tổ yến già và các câu hỏi thường gặp về nghề nuôi yến

Tổ yến là loại thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe cho con người. Trong đó, tổ yến non là loại tổ yến được sử dụng và rất tốt cho trẻ em. Nhưng liệu có ai đã từng biết yến non là gì? Chúng khác với tổ yến già ra sao? Hôm nay, sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên nhé.  

Tổ yến còn non


Tổ yến non là những loại tổ yến được thu hoạch ngay khi chim yến vừa mới làm tổ và chưa đẻ trứng. Yến non thường rất nhỏ và mỏng, nhưng lại rất tanh thơm và chưa bị dính phân hay các chất cặn bẩn từ chim yến. Vì những tổ yến này được thu hoạch ngay khi chim yến mới làm tổ nên yến non có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất sạch sẽ, nên rất phù hợp và thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn khá non nớt.

 Tổ yến non được thu hoạch từ môi trường nhà yến rất sạch, các nhà nuôi yến này chỉ mới hoạt động trong vòng 1 đến 3 năm, do đó yến non khá hiếm và có giá thành khá là cao, chỉ nên sử dụng dành cho trẻ em bị suy dinh dưỡng và có sức đề kháng yếu.




Tổ yến già


Trong khi đó, tổ yến già là loại tổ yến có thời gian đóng tổ trong nhà nuôi chim yến lâu hơn, tổ được chim bỏ lại sau khi chim con đã lớn và bay đi. Lúc này, các chủ nhà yến mới hái cái tổ này xuống, vì nếu không hái thì chim yến lại tiếp tục làm thêm cái tổ mới chồng lên tổ yến cũ cho lần sinh sản kế tiếp. Loại tổ yến già thường thích hợp sử dụng cho người lớn hơn là sử dụng cho trẻ nhỏ.

 Tổ yến già thường có màu ngà ngà, sợi yến to và dày hơn sợi yến của tổ yến non. Cùng một thời gian chế biến, yến non sẽ nhanh mềm hơn, còn yến già sẽ dai hơn. Do đó, cách nhận biết yến non và yến già tốt nhất là đem tổ yến đi chế biến, vì nếu nhìn bằng mắt thường thì sẽ rất khó phân biệt được.

Câu 1: Các tỉnh nào có thể nuôi được yến?


Theo khảo sát của chuyên gia nuôi yến Thắng CM thì c ác tỉnh thành đang phát triển nghề nuôi Yến như sau: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Daklak, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh và Kiên Giang.

 Tuy nhiên không phải mọi địa điểm tại các Tỉnh nêu trên đều có thể nuôi chim Yến. Thường mỗi tỉnh có một vài điểm trong bán kính 5km có thể nuôi tốt. Qua quá trình tư vấn nhiều năm, hiện chúng tôi đã nắm được hầu hết các địa điểm tiến hành xây dựng được nhà nuôi Yến tới đơn vị cấp xã. Xin liên hệ trực tiếp để được tư vấn cho trường hợp của quý khách. Thêm một điểm cần lưu ý là các tỉnh từ bắc đèo hải vân chim yến thường chết hàng loạt do ko chịu được thời tiết lạnh kéo dài khi nhiệt độ xuống dưới 16 độ C.

Câu 2: Vùng nào được coi là tập trung nhiều Yến sinh sống nhất Việt Nam?


Có hai loại chim Yến:

  1. Yến Hàng (Aerodramus Germanicus): Sống tại các đảo đá dọc bờ biển miền Trung Việt Nam như Nha Trang Bình Định, Hội An. Ngoài ra người ta còn phát hiện Yến hàng ở Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc và Hòn Khoai
  2. Yến tổ trắng (Aerodramus Fucifagus): Sống trong nhà tại các tỉnh thành như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Daklak, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh và Kiên Giang. Ngoài ra còn một số tỉnh thành khác được cho là cũng có chim Yến nhưng hiện phòng nghiên cứu thiết bị nuôi yến chưa tìm được địa điểm chính xác nên chưa chính thức công bố.




Câu 3: Yến Hàng (hay còn gọi là Yến đảo) có về sống ở nhà được không?


Theo những xét nghiệm gen ADN gần đây nhất, đã có trường hợp Yến đảo về nhà tuy nhiên rất chậm và số lượng ít. Nhiều nhà Yến tại khu vực miền trung đã thất bại trong việc dẫn dụ Yến đảo về nhà  

Câu 4: Tôi nghe nói có thể xây dựng nhà rồi mua chim con về nuôi, điều này có thật không?


Điều này là không đúng. Công nghệ này chưa thành công ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Hiện nay nghề nuôi Yến Việt Nam vẫn đang dùng hoàn toàn phương pháp dẫn dụ. Hiện nay việc ấp nở trứng chim yến đã thành công nhưng việc nuôi yến non trở thành đàn yến trong nhà thì chưa thành công. Do đó, phương pháp dẫn dụ vẫn là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay.

Câu 5: Nuôi Yến có lợi gì cho môi trường sống?


Nuôi Yến là một phương pháp tự nhiên để tạo ra sự cân bằng sinh thái, bảo vệ mùa màng. Dịch rày nâu có thể khiến Việt Nam không thể xuất khẩu gạo được trong năm 2007. Tâm dịch chủ Yếu tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Một con chim Yến có thể ăn hàng ngàn con rầy mỗi ngày (50% lượng thức ăn của chúng). Ngoài ra Yến còn ăn nhiều loại côn trùng có hại cho cây trồng khác.

Các lợi ích từ việc nuôi chim yến và một số nguyên tắc cần biết khi chế biến tổ yến sào

Giá trị của nuôi chim yến là rất lớn, ngoài cung cấp các tổ yến giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người thì cũng còn rất nhiều lợi ích mang đến cho xã hội. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm các lợi ích khác từ việc nuôi chim yến nhé.

Lợi ích cho hệ sinh thái


Cũng giống như việc chăn nuôi một số giống chim và động vật, nuôi yến không hề gây ô nhiễm môi trường, mà ngược lại còn bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển việc nuôi yến có thể khống chế dịch hại, đảm bảo an ninh lương thực vì thức ăn của chim yến chủ yếu là các loài chân khớp, côn trùng nhỏ như rầy nâu, rầy xanh, kiến cánh…

 Các loại công trùng gây bệnh vàng, đạo ôn, xoăn lá ở lúa gây thiệt hại cho cây trồng, có hại cho sức khỏe con người và gia súc (muỗi truyền bệnh, rận, rệp hút máu…) Chính vì vậy, việc nuôi yến đã vô hình chung phát triển một loài chim tiêu diệt những loại rận, rệp làm hại cây trồng, khống chế được sâu bệnh và bảo vệ mùa màng. Việc phát triển nghề nuôi chim yến còn giúp cộng đồng nâng cao được nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng, giúp môi trường sinh thái xanh, sạch hơn.




Lợi ích về chính trị


  Việt Nam có ba mặt giáp biển với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau và vùng nước nông, vùng vịnh bao quanh tạo điều kiện rất thuận lợi cho nghề nuôi yến phát triển. Hiện nay, tại các tỉnh ven biển như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định… việc di dân ra các hải đảo để khai thác tổ yến phát triển kinh tế, đồng thời đây cũng là cách nhằm khẳng định chủ quyền, bảo vệ biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ nước ta trước bọn xâm lược.

 Với các đảo nửa nổi nửa chìm, có thể tận dụng các vách đá, hoặc xây nhà nhân tạo kiểu nhà nổi… Nguồn thức ăn cho chim yến tại các khu vực này cũng hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của các chủ nhà yến, thậm chí tại các vùng đảo nhiều sỏi đá, cằn cỗi, các chủ nhà vẫn hoàn toàn yên tâm có thể tạo ra lượng côn trùng cần thiết để cung cấp cho chim yến mỗi ngày.





Sơ chế tổ yến đúng cách


Cách sơ chế tổ yến hiệu quả nhất là cho ngâm nở tổ yến ở trong nước lạnh trong một khoảng thời gian thích hợp. Mỗi một loại tổ yến lại có thời gian ngâm nở và thời gian chưng khác nhau, cụ thể chi tiết như sau:

 – Tổ yến tinh chế: thời gian ngâm nở từ 15 – 20 phút, thời gian chưng từ 15 – 20 phút.

 – Tổ yến thô: thời gian ngâm nở từ 3 – 4 tiếng, thời gian chưng từ 30 – 35 phút.

 – Tổ yến huyết tinh chế: thời gian ngâm nở từ 25 – 30 phút, thời gian chưng từ 30 – 35 phút.

 – Tổ yến cam thô: thời gian ngâm nở từ 6 – 8 tiếng, thời gian chưng từ 45 – 60 phút.

 – Tổ yến huyết thô: thời gian ngâm nở khoảng 12 tiếng, thời gian chưng từ 90 – 120 phút.

 – Tổ yến huyết sơ chế: thời gian ngâm nở từ 2.5 – 3 tiếng, thời gian chưng từ 25 – 30 phút.

 Trong khi ngâm tổ yến, chúng ta cần lưu ý phải để nước ngập để tổ yến mềm đều và nhanh hơn.

Lưu ý khi ta rã đông chế biến tổ yến sào


Tổ yến nên được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh nếu số lượng yến quá lớn, cần lưu trữ trong thời gian dài để sử dụng dần. Do vây, những lúc này chúng ta cần lưu ý một số vấn đề nhất định trong quá trình rã đông, chế biến tổ yến như sau: – Khi rã đông tổ yến thì không được sử dụng nước ấm. – Bạn có thể để yến tổ xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc cho yến tổ vào trong túi kín, đặt vào một chén nước lạnh và thay nước thường xuyên để giảm thời gian rã đông.






Nguyên tắc khi chưng tổ yến thế nào ?


  Một trong những cách chế biến tổ yến tốt nhất và hay được sử dụng nhất là chưng cách thủy. Kiểu chế biến này sẽ giúp giữ nguyên được hoàn toàn chất dinh dưỡng ở trong tổ yến. Ngoài ra, bất kỳ loại tổ yến nào cũng chỉ nên để chưng lửa nhỏ. Bạn có thể tham khảo thời gian chưng từng loại tổ yến đã được đề cập ở trên của bài viết.

 Trong khi chưng tổ yến sào phải để nước ngập tổ, bạn có thể thêm nước vào nồi chưng hoặc kéo dài thời gian chưng nếu muốn tổ yến mềm hơn. Một điều cần lưu ý khác là cho dù bạn chế biến tổ yến thành món ăn nào thì cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng và sau đó mới trộn vào để chế biến món ăn. Hy vọng những điều trên sẽ giúp cho chúng ta hiểu và nắm rõ được những cách để có thể lưu giữ được hoàn toàn chất dinh dưỡng của yến sào.

Những người không được ăn tổ yến và cách lắp đặt hệ thống loa nhà nuôi chim yến

Tổ yến được chúng ta biết đến như một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe cho chúng ta. Tuy nhiên, dù bổ dưỡng thế nào thì cũng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Hãy cùng tìm hiểu xem những người nào không nên ăn tổ yến sào nhé.


Tổ yến sào đối với sức khỏe

>> Để yến sào phát huy hiệu quả cao nhất, mời bạn tham khảo bài viết: Cách chưng tổ yến sào bằng nồi điện mới lạ 





Từ thời xa xưa, tổ yến sào đã là loại nhiên liệu quý giá và hiếm, chỉ vua chúa mới sử dụng do mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà lại rất khó kiếm. Để có thể khai thác được một mẻ yến, người dân thường phải vượt núi, vượt thác cheo leo và trải qua không biết bao nguy hiểm mới có thể khai thác được. Hiện nay, với ngành công nghiệp khai thác và chế biến tổ yến sào phát triển, chỉ cần có tiền là có tổ yến để sử dụng.
>> Xem thêm: Cách chưng tổ yến hạt sen ngon tuyệt đỉnh 

Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy các nhãn hiệu của đơn vị sản xuất tổ yến sào nổi tiếng như tổ yến sào Khánh Hòa, tổ yến sào sài gòn anpha, tổ yến sào cần giờ… Chính từ tính phổ biến ấy, bên cạnh những vấn đề như hàng giả, hàng nhái tương đối đáng lo âu thì người tiêu dùng đã và đang mắc phải một sai lầm tương đối nghiêm trọng, đó là chúng ta sử dụng tổ yến chỉ vì nghĩ nó tốt mà không quan tâm rằng mình có sử dụng được hay không. Điều này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta.

Người nào không nên dùng tổ yến sào ?

>> Bí quyết chưng tổ yến chất lượng, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến với đậu xanh hấp dẫn 
  – Phụ nữ mới sinh và đang trong thời gian ở cữ hoặc bà bầu mang thai dưới 3 tháng: Theo nhiều chuyên gia y tế, tổ yến tốt cho bà bầu. Nhưng không phải giai đoạn mang thai nào bà bầu cũng có thể sử dụng được. Do tổ yến có tính hàn, trong khi giai đoạn đầu của thai kỳ và sau sinh phụ nữ được khuyến khích ăn những thực phẩm có tính nhiệt.

 – Người bị viêm nhiễm cấp tính, sốt, thực nhiệt: Như đã nêu ra ở trên, do tổ yến có tính hàn, vị ngọt nên những người có nhu cầu điều trị các bệnh trên cũng nên tránh xa loại thực phẩm này.

 – Trẻ em dưới 12 tháng tuổi: Đây là nhóm đối tượng tuyệt đối không nên dùng tổ yến. Thành phần của yến chứa quá nhiều dưỡng chất nên hệ tiêu hóa của trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ khó hấp thu. Nếu cho trẻ ăn yến vào giai đoạn này có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn và dẫn đến các bệnh đường ruột về sau.

Khi trẻ được trên 12 tháng tuổi, có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho ăn khoảng 70ml tổ yến xay nhuyễn/ngày. Mua tổ yến và sử dụng, nhưng lại không biết rằng mình có sử dụng được hay không thì rất phí tiền nhưng lại gây hại cho sức khỏe của bản thân. Nhưng nếu bạn thuộc các đối tượng đã nêu trên, bạn cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng trước nhu cầu bồi bổ sức khỏe bằng yến.





Hệ thống loa nhà nuôi chim yến có tác dụng:


– Hút chim tầm xa về thăm nhà yến

 – Dẫn yến đi sâu vào nhà yến để tham quan

– Dụ chim yến ở lại lâu dài, tạo cảm giác bầy đàn. – Kích thích chim sinh sản, tăng đàn. Hệ thống âm thanh nhà yến phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm khác nhau suốt ngày và đêm. Đặc biệt, việc bố trí hợp lý loa nhà yến để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả, đồng thời phải tiết kiệm chi phí tối đa khi đầu tư.

 Lưu ý, để nuôi yến đạt thành công vượt bậc thì bạn tuyệt đối cần tránh việc tìm hiểu thông tin kỹ thuật một cách qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn, tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa nhà yến dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng lâu dài đến việc duy trì bầy đàn của chim yến.

 Việc tìm kiếm cho mình một nhà tư vấn kỹ thuật là hết sức cần thiết và là biện pháp an toàn, đảm bảo cho đàn chim yến nhà bạn ổn định và tăng bầy đàn.





Quy trình lắp đặt hệ thống loa thế nào ?


Bước 1: Chuẩn bị

 – Nhân lực: 2 người

 – Dụng cụ: súng bắn keo, keo cây, đinh, vít…

 – Thiết bị: Loa, amply, USB, dây điện.

  Bước 2: – Kiểm tra loa xem có đạt tiêu chuẩn hay không, nếu không lập tức loại bỏ bằng cách cắm điện vào amply, cho USB vào. Sau đó câu dây điện thử thử từng cái loa để loại bỏ loa hư nhằm đảm bảo hệ thống khi đưa vào hoạt động tốt nhất.

 – Sau khi thử loa xong, câu dây, chấm keo cố định vào thân loa nhằm đảm bảo cho dây loa chắc chắn và không bị rỉ sét.

  Bước 3: Lắp đặt hệ thống loa
>> Bật mí công thức chế biến tổ yến hiệu quả, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến vừa nhanh vừa hiệu quả 

 – Cách 1: Đi hệ thống loa bầy đàn (2D) trước nhằm mục đích định vị được vị trí loa mẹ con (4D). Việc này giúp cho hệ thống âm thanh sau khi lắp đặt được tốt hơn, không bị trùng âm thanh, giúp chim cảm nhận được tiếng kêu bầy đàn và mẹ con một cách tốt nhất, đồng thời tạo ra môi trường chim yến đông, giúp chim yến không hoảng sợ trước khi vào nhà mới.

 – Cách 2: Đi hệ thống loa 4D trước để làm căn cứ xác định vị trí lắp đặt loa 2D, giúp cho những người mới vào nghề dễ dàng thao tát hơn.

 – Lưu ý: lắp loa chia line âm dương rõ ràng xuống tận phòng kỹ thuật.

  Kết thúc: – Đấu loa theo từng loại theo từng đường dây vào Amply tại phòng kỹ thuật.

 – Xong bật Amply và kiểm tra từng cái loa một lần nữa xem trong quá trình lắp loa có lỗi không.

 – Hoạt động tốt hết là kết thúc lắp đặt hệ thống loa.